Hotline

Archive for April, 2024

Các cây Trúc sân vườn

Posted on: April 19th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Một số loài cây có tên Trúc được ưa chuộng để tạo cảnh quan, mang đến sự xanh mát cho không gian. Hãy cùng Hữu Thiên liệt kê một số cây cùng họ và khác họ mang tên Trúc, được trồng  phổ biến trong trang trí sân vườn, cảnh quan đô thị như bài viết sau đây.

Các cây Trúc sân vườn

Cây Trúc Quân Tử

Cây Trúc Cần Câu

Cây Trúc Quan Âm

Cây Trúc Nhật

Cây Trúc Mây

Cây Thủy Trúc

Trúc Quân Tử

Cây Trúc Quân Tử có tên khoa học là Bambusa multiplex, thuộc họ Hòa thảo. Đây là một loại cây bản địa của các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nepal, Bhutan, Sri Lanka…

Đặc điểm của Trúc Quân Tử

Thân ống nhỏ, thẳng, nhiều đốt giống cây tre, có gai màu xanh vàng.

Cây cao từ 1.5-3m, mọc thưa theo bụi.

Lá hình nhọn dài, giống lá tre nhưng nhỏ hơn, màu xanh, gần như không có cuống

Nhánh mềm, cong và thưa.

Rễ bò dài, măng rễ màu vàng.

Hoa mọc thành cụm, gồm hoa đực và hoa cái. Hoa nở một lần trong năm, thường vào cuối tháng 7.

Cây có tuổi thọ từ 3-5 năm.

Tốc độ sinh trưởng trung bình.

Các lưu ý khi trồng cây Trúc Quân Tử

Cây Trúc Quân Tử ưa sáng, có thể chịu bóng râm bán phần. Thân có màu vàng tươi sáng, mọc thẳng, thích hợp làm hàng rào, hành lang, viền lối đi dẫn vào nhà.

Cây có khả năng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, sức sống dẻo dai, phát triển được trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và đẹp, cần tưới nước ít nhất 1 lần mỗi ngày. Khi lá cây xoắn lại do thời tiết nóng thì nên tưới nhiều nước hơn.

Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, cần thoát nước tốt.

Đất trồng cây nên là đất bùn pha cát, tơi xốp, bón phân định kỳ.

Nên cắt tỉa nhánh, lá cây định kỳ để tránh rậm rạp. Cây mọc mầm mới với lá non sẽ đẹp hơn.

Nhân giống cây có thể bằng cách tách bụi và gieo hạt.

Đọt của cây trúc tử quân có thể làm thức ăn, thân cây được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm giấy.

Trúc Cần Câu

Cây Trúc Cần Câu có tên khoa học là Phyllostachy Aurea, thuộc họ Hòa thảo. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đặc điểm của Trúc Cần Câu

Thân ống rỗng, thẳng, nhiều đốt giống cây tre, khác với trúc quân tử là loại này không có gai và mỗi đốt dài hơn từ 13-20cm.

Thân non có màu xanh nhạt và đậm dần khi cây trưởng thành.

Lá nhỏ, mềm, bề mặt thô ráp, cuống ngắn.

Cây cao từ 2-3m, mọc thưa theo bụi.

Mo trên thân trúc có màu xám hoặc vàng nâu.

Cây phân cành cao từ 1/2 đến 2/3 thân.

Có hai loại trúc cần câu phân biệt theo màu thân là Trúc cần câu xanh và Trúc cần câu vàng.

Các lưu ý khi trồng cây Trúc Cần Câu

Cây Trúc Cần Câu ưa nắng, nên trồng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Thân màu xanh mát, mọc thẳng, thích hợp làm hàng rào, hành lang, viền lối đi dẫn vào nhà.

Cây có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng khỏe, chỉ cần tưới nước khi thấy đất quá khô.

Cây không chịu được ngập úng, cần thoát nước tốt.

Đất trồng cây nên là đất thịt, tơi xốp, trộn thêm tro trấu, xơ dừa, bón phân 1 lần/tháng.

Nên cắt tỉa nhánh, lá cây định kỳ để tránh rậm rạp, giúp cây tập trung dinh dưỡng để phát triển, hạn chế sâu bệnh gây hại.

Nhân giống cây có thể bằng cách tách bụi và gieo hạt.

Thân cây Trúc Cần Câu thon, vừa tay cầm và dẻo dai nên thường được sử dụng làm cần câu cá. Ngoài ra, thân của cây còn được dùng để làm đồ mỹ nghệ. Măng trúc được làm thức ăn.

Trúc Quan Âm

Cây Trúc Quan Âm (hay cây Trúc Phật Bà, Trúc đùi ếch, Trúc đùi gà) có tên khoa học là Bambusa Ventricosa, thuộc họ Hòa thảo. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc.

Đặc điểm của Trúc Quan Âm

Thân đốt tròn và ngắn, giữa đốt phình to, vỏ màu xanh lục, khi già chuyển sang màu vàng. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1,5m.

Cây phân nhánh ở các đốt, xếp đối xứng như hình tượng Phật đang dang tay nên gọi là Trúc Phật Bà, Trúc Quan Âm. Các nhánh cũng có đốt phình to nhưng nhỏ hơn thân.

Thân có mo ở mỗi mắt và rụng xuống khi cây trưởng thành.

Lá hình mác, đầu nhọn, phiến lá có gân.

Các lưu ý khi trồng cây Trúc Quan Âm

Cây Trúc Quan Âm ưa sáng, thích hợp trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Hình dáng độc đáo và kích thước không quá lớn, cây thích hợp trồng trong chậu trang trí khuôn viên nhà, trồng viền tường, tạo cảnh ở các biệt thự, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng.

Khả năng sinh trưởng nhanh, sức sống mãnh liệt, ít bệnh, dễ trồng và dễ chăm sóc.

Tưới nước cho cây khoảng 2 ngày 1 lần và không tưới quá nhiều gây ngập úng.

Cây không kén đất, nhưng tốt nhất nên trồng ở đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, bón phân định kỳ.

Nhân giống cây Trúc Phật Bà bằng rễ và tách bụi.

Cây Trúc Nhật

Cây Trúc Nhật có tên khoa học là Dracaena surculosa punctulate, thuộc họ Măng tây. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Châu Phi.

Đặc điểm của Cây Trúc Nhật

Thân thảo, phân nhiều nhánh nhỏ, khoảng cách và kích thước đốt khác nhau tùy vị trí, mọc bụi.  Thân non có màu xanh và chuyển sang vàng nâu khi già. Cây cao trung bình khoảng 1m.

Lá mọc đối, hình bầu dục thuôn dài, nhọn đầu, mép nguyên, dài khoảng 5-7cm, rộng 3-4cm, màu xanh bóng có đốm loang lổ, vệt màu kem, gân nổi có màu xanh nhạt, cuống ngắn, bẹ lá mỏng ôm sát thân.

Hoa nhỏ, màu trắng, nở theo cụm thành chùm dài.

Quả màu đỏ hoặc vàng.

Các lưu ý khi trồng cây Trúc Nhật

Cây Trúc Nhật chịu bóng bán phần, thích hợp trồng ở nơi có bóng râm, nắng nhẹ. Đây là loại cây công trình phổ biến trang trí sân vườn, công viên và đặt trong chậu trưng bày nội thất.

Cây chịu khí hậu nóng ẩm, nên tưới nước thường xuyên 1-2 lần mỗi ngày để giữ ẩm cho cây và tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Đất trồng cây nên là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt, bón phân định kỳ 2-3 tháng 1 lần.

Khi cây phát triển cao sẽ dễ ngã đổ, nên hỗ trợ thêm cọc cho cây vững vàng hơn.

Thường xuyên cắt tỉa những lá già héo để tán cây thông thoáng, sạch sẽ, tránh nhiểm khuẩn nấm bệnh và sâu bọ.

Nhân giống cây bằng cách giâm cành và tách bụi.

Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây (hay cây Mật Cật, cây Hèo Quạt) có tên khoa học là Rhapis excelsa, thuộc họ Cau. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đặc điểm của cây Mật Cật

Thân nhỏ, nhẵn, phủ bởi lớp vỏ xơ màu nâu từ bẹ lá già để lại, mọc bụi, cao khoảng từ 1-2m. Gốc cây có nhiều rễ phụ nổi và mọc nhiều chồi.

Lá kép, xòe hình quạt, xẻ thuỳ sâu, chia thành 5-10 lá nhỏ, đầu lá có răng cưa, cuống mảnh và dài từ 20-60cm.

Hoa mọc thành cụm thẳng, cao khoảng 0,5-0,7m.

Quả hình cầu nhọn, có một hạt.

Các lưu ý khi trồng cây Mật Cật

Cây mật cật ưa sáng, chịu ánh nắng không quá gay gắt và có thể chịu bóng bán phần. Lá xanh tốt quanh năm và xòe đẹp mắt, cây phù hợp trồng trang trí tiểu cảnh sân vườn, trồng viền lối đi và khá được ưa chuộng trồng trong chậu trang trí nội thất, văn phòng.

Cây có khả năng chịu hạn kéo dài trong nhiều tuần, khả năng chịu nhiệt từ -6 đến 40 độ C.

Cây không kén đất, tuy nhiên đất trồng nên là đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ.

Nhu cầu nước của cây trung bình, nên tưới từ 2-3 lần 1 tuần để giúp cây sinh trưởng tốt. Không nên tưới quá nhiều gây ngập úng.

Nhân giống cây dễ dàng bằng cách tách bụi.

 

Cây Thủy Trúc

Cây Thủy Trúc (hay Lác dù, Trúc ngược) có tên khoa học là Cyperus alternifolius, thuộc họ Cói. Đây là loài cây có nguồn gốc từ vùng Tây Phi, Madagascar và Bán đảo Ả Rập.

Đặc điểm của cây Thủy Trúc

Thân mảnh, tròn, thẳng, cứng cáp, bề mặt nhẵn bóng, màu xanh lục đậm, mọc thành bụi dày. Chiều cao cây trung bình khoảng 40-100 cm.

Rễ chùm, lan rộng và bám chắc vào đất.

Lá thành 2 loại, một là lá bẹ ôm dưới góc cây, hai là lá bắc thuôn dài, mỏng, gân chính nổi rõ, xếp thành vòng tròn trên đỉnh, xòe tròn và cong xuống như ô dù. Cây thường xuyên thay lá.

Hoa có cuống dài, xếp tỏa xung quanh trên lá, màu trắng khi non và chuyển sang màu vàng nâu khi già.

Các lưu ý khi trồng cây Thủy Trúc

Cây thủy trúc phát triển tốt ở nhiều môi trường khác nhau bao gồm những nơi có nắng đầy đủ, bóng râm bán phần hay toàn phần. Vóc dáng thanh mảnh, đẹp từ thân đến lá, cây thích hợp trồng trang trí sân vườn, tạo tiểu cảnh nước, trồng ven ao hồ và trồng chậu trang trí nội thất.

Cây Thủy Trúc là thực vật bán cạn nên cũng có thể trồng trong hồ thủy sinh.

Khả năng chịu nóng và rét tốt, cây phát triển trong mọi điều kiện thời tiết.

Cây không kén đất, có thể trồng trên đất bùn hoặc đất cát. Cây có thể thích nghi với tình trạng khô hoặc ẩm ướt, ngập nước.

Nhân giống cây dễ dàng bằng cách tách bụi.

Trong Đông y, thân lá cây Thủy trúc có vị chua ngọt, hơi đắng, tính mát, được dùng trị ứ huyết, vết thương do côn trùng cắn.

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn, thiết kế sân vườn đẹp, tiểu cảnh, với những loại cây phù hợp với phong cách và không gian sống.

Profile Công ty Trang trí Hữu Thiên 2024

Posted on: April 11th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Tải profile Công ty Trang Trí Hữu Thiên 2024 tại đây: PROFILE CÔNG TY TRANG TRÍ HỮU THIÊN 2024


Mục lục:

  1. Giới thiệu chung
  2. Sơ đồ tổ chức
  3. Lĩnh vực hoạt động
  4. Trang trí mặt ngoài biệt thự cổ điển
  5. Thiết kế thi công cảnh quan sân vườn
  6. Cung cấp sản phẩm bằng đá
  7. Điêu khắc đá, bảng hiệu đá, khắc chữ thư pháp
  8. Đắp phù điêu, tranh đắp nổi, vẽ tranh màu, giả gỗ
  9. Hồ cá Koi, thác nước, hòn non bộ
  10. Trang trí tường đá, tường nước, tường cây
  11. Vườn Nhật, vườn thiền
  12. Cây chậu sân vườn, ban công
  13. Sân chơi trẻ em ngoài trời, trường học
  14. Vườn ươm, cây xanh, cỏ các loại
  15. Liên hệ

Đá tảng khắc chữ

Posted on: April 9th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Đá tự nhiên trong xây dựng và trang trí sân vườn khá phong phú. Một số loại như đá lát nền, đá lát lối đi, đá ốp tường, cầu thang… Trong đó, tạo dấu ấn cho sân vườn như một tác phẩm nghệ thuật, phải kể đến là đá tảng khắc chữ. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên và độc đáo bởi những hình dáng không trùng lập. Đá tảng khắc chữ mang đến giá trị tinh thần. Thể hiện dấu ấn cá nhân thông qua những nội dung được khắc trên đá. Mang tính chất của đá tự nhiên, sản phẩm này có độ bền vượt thời gian. Hãy cùng với Hữu Thiên tìm hiểu về nghệ thuật đá tảng khắc chữ. Phân loại và ứng dụng trong trang trí sân vườn như bài viết sau đây.

Đá tảng khắc chữ là gì?

Đá tảng là loại đá tự nhiên nguyên khối, được khai thác trực tiếp từ các mỏ đá ở nước ta. Hình dáng tảng đá không đồng nhất, không thể kiếm được hai mẫu đá hoàn toàn giống nhau.

Đá tảng dùng để khắc chữ có hình dáng khối đẹp, bề mặt tương đối phẳng. Kích thước tảng đá thường lớn theo phương thẳng đứng. Trọng lượng của đá tảng từ vài trăm kg đến vài tấn.

Sau khi được khai thác, đá tảng sẽ được giữ nguyên hay cắt phẳng bề mặt. Sau đó được khắc chữ chìm và sơn màu theo yêu cầu. Nội dung khắc chữ có thể là tên công ty, bảng hiệu. Hoặc những tâm tư, tình cảm được gửi gắm bằng những hình ảnh, bài thơ, câu chữ đầy ý nghĩa và sâu sắc.

Trong trang trí sân vườn, đá tảng thường được kết hợp với các yếu tố thiên nhiên khác. Các yếu tố này như cây cảnh, đồi cỏ, tạo thành tiểu cảnh, làm điểm nhấn cho sân vườn.

Các loại đá dùng để khắc chữ

Đá tảng được sử dụng để khắc chữ gồm có các loại phổ biến sau:

Đá Tảng Bazan

Loại đá này thường có thân trụ góc cạnh, cao khoảng 2-4m, bề mặt khá sần, bên ngoài màu vàng nâu, bên trong màu xanh đen.

Hình dáng đá tảng Bazan chủ yếu là cao thon, ít khi có dáng thấp tròn. Do vậy, trong thiết kế sân vườn, đá tảng Bazan thích hợp dựng theo cụm 3 hoặc 5, để tránh tình trạng mất cân đối, mang đến cảm giác không an toàn.

Đá Cuội

Đá Cuội là loại đá được các yếu tố tự nhiên như gió, dòng nước hay sóng biển mài mòn qua hàng triệu năm. Loại đá này thường có dáng tròn, bề mặt nhẵn mịn, bên ngoài màu vàng nâu hay xám, bên trong có nhiều màu.

Trong trang trí sân vườn, đá cuội thường được ứng dụng kè bờ hồ, tạo tiểu cảnh đồi cỏ. Một số đá cuội lớn có dáng đẹp, không sứt mẻ, được sử dụng làm đá tảng khắc chữ để tăng ý nghĩa cho sân vườn.

Đá Mồ Côi

Đá Mồ Côi là những khối đá đứng trơ trọi trên đỉnh núi, nằm xen lẫn nhưng khác biệt với lớp đất đá trên sườn núi hoặc dưới chân đồi. Với nét đẹp độc đáo và cứng cáp, đá mồ côi phù hợp sử dụng làm đá tảng khắc chữ trang trí sân vườn.

Ứng dụng của đá tảng khắc chữ

Loại đá này rất được ưa chuộng làm bảng hiệu cho quán cà phê sân vườn, nhà hàng, khu du lịch, resort, các khu công nghiệp, chùa, thiền viện… Bảng hiệu bằng đá mang đến sự chắc chắn, hoành tráng và trường tồn cho thương hiệu.

Trong trang trí sân vườn, đá tảng khắc chữ thường được phối với cây cảnh, sỏi, đồi cỏ… Làm điểm nhấn cho cảnh quan. Bên cạnh đó, những dòng chữ, câu thơ đầy ý nghĩa được khắc trên đá thể hiện được giá trị tinh thần. Nêu bật được chủ đề của không gian, mang đến cảm xúc cho người thưởng ngoạn. Hoặc truyền đạt tâm tư, tình cảm của gia chủ.

Đá tảng khắc chữ được đặt trước cổng, trong khuôn viên nhà, sân vườn giúp cân bằng sinh khí. Mang lại những giá trị về phong thủy cho gia chủ.

Giá thành của đá khắc chữ

Đá tảng thường nguyên khối với kích thước lớn. Giá thành không chỉ dựa vào cân nặng, chủng loại đá. Mà còn tùy theo dáng, độ đẹp và độc đáo của khối đá. Giá đá cơ bản tính theo khối lượng là từ 3,000 đến 7,000 vnđ/kg. Chi phí thực hiện chữ là tùy theo kích thước và số lượng chữ được khắc. Trung bình từ 500.000-1.000.000 vnđ/chữ. Theo đó, giá của đá tảng khắc chữ là từ vài triệu đến vài trăm triệu.

Là những tảng đá tư nhiên nguyên khối nên sản phẩm này rất nặng. Các tảng lớn không thể khiêng vác bằng sức người. Để vận chuyển và đặt dựng đá vào đúng vị trí, cần sử dụng xe cẩu chuyên dụng.  Chi phí xe cẩu sẽ tùy thuộc vào tải trọng xe và khoảng cách vận chuyển.

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn. Thiết kế cảnh quan sân vườn với những tảng đá khắc chữ đẹp. Mang đến sự hài hòa với sân vườn và phong thủy.

Lựa chọn màu sắc bếp

Posted on: April 4th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Theo quan niệm của nước ta, bếp là nơi giữ lửa của mỗi gia đình. Bếp tạo không khí ấm cúng, gắn bó mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Khu vực bếp thể hiện sự sung túc và cả sự giàu có của gia chủ. Việc sử dụng vật liệu và màu sắc quyết định phần lớn vẻ đẹp của nhà bếp. Trong bài viết này, Hữu Thiên xin chia sẻ một số mẫu kết hợp màu sắc và hình ảnh minh họa của không gian bếp, giúp gia chủ dễ dàng hình dung và đưa ra quyết định lựa chọn màu sắc hợp lý cho nơi giữ lửa của mình.

Nguyên tắc phối màu khu vực bếp

Tối đa 3 màu

Để đảm bảo thẩm mỹ, tránh rối mắt cho không gian, chúng ta không nên sử dụng quá 3 màu cho khu vực bếp. Màu sắc bếp bao gồm màu tường, sàn nhà, đồ nội thất, kệ và tủ các loại. Tổng các màu này nên giới hạn dưới 3 tone màu.

Phối màu sơn theo tỷ lệ 60:30:10

Trong trường hợp khu vực bếp có 3 màu khác nhau, sự phối hợp màu cần hài hòa và tuân theo nguyên tắc 60:30:10, cụ thể là:

  1. Màu chủ đạo:

Đây là màu chiếm 60% diện tích của khu vực bếp. Màu này sẽ là màu chính cho không gian bếp.

Màu chủ đạo thường là tone màu sáng và trung tính. Các màu này khiến không gian dường như rộng rãi, thoáng mát hơn.

  1. Màu phụ:

Đây là màu chiếm 30% diện tích của khu vực bếp. Màu phụ thường được bố trí ở một góc tường, mặt bếp, tủ.

  1. Màu nhấn:

Màu nhấn chiếm 10% diện tích của khu vực bếp. Màu này được sử dụng cho các chi tiết nhỏ để tạo điểm nhấn.

Một số màu bếp phổ biến

Hiện nay, chất liệu và màu sắc cho nhà bếp rất đa dạng. Mỗi sự lựa chọn mang đến dấu ấn riêng cho nhà bếp. Một số màu chủ đạo có thể kể đến như sau:

Màu trắng: mang đến sự nhẹ nhàng. Đây là màu khiến không gian như mở rộng hơn.

Màu xám ghi: màu này giúp nhà bếp trở nên thanh lịch và tinh tế.

Màu đen mờ: màu thích hợp cho sự sang trọng và bí ẩn.

Màu xanh da trời: mang đến sự tươi sáng, bình yên cho không gian bếp.

Màu be, nâu đất: nhà bếp với màu này tạo cảm giác ấm áp và thoải mái.

Màu vàng nhạt: đây là màu của sự trẻ trung, tươi vui và đầy năng lượng.

Màu hồng san hô: màu này thể hiện sự dịu dàng và đằm thắm.

Màu xanh lá: nhà bếp tràn ngập hy vọng và sức sống với màu này.

Lựa chọn màu bếp theo phong thủy

Phong thủy bếp cần được coi trọng. Khu vực bếp phù hợp phong thủy sẽ góp phần mang đến vượng khí, thuận lợi và những điều tốt đẹp đến cho gia đình. Các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy thoải mái và hòa thuận, hạn chế những điều không may mắn xảy ra trong cuộc sống.

Phong thủy nhà bếp bao gồm nhiều yếu tố như hướng bếp, hướng cửa sổ, màu sắc không gian bếp… Màu sắc được tính theo thuyết ngũ hành và quy luật tương sinh, tương khắc, gồm 5 mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi mệnh có sự phù hợp, tương sinh với một số màu và tương khắc với một số màu của mệnh khác.

Màu sắc phong thủy cho các mệnh như sau:

Một số mẫu phối màu sắc khu vực bếp

Dựa theo nguyên tắc phối màu và cách thức lựa chọn màu sắc theo phong thủy, không khó để liệt kệ các màu sắc phù hợp cho khu vực bếp. Thế nhưng, mỗi một sự kết hợp màu sắc từ các yếu tố trong không gian bếp đều có ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên tổng thể.

Hãy cùng Hữu Thiên tham khảo một số sự thay đổi màu sắc, vật liệu trên cùng một mẫu nhà bếp như sau đây.

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

Mẫu 7

Mẫu 8

Mẫu 9

Mẫu 10

Mẫu 11

Mẫu 12

Mẫu 13

Mẫu 14

Mẫu 15

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn, thiết kế xây dựng, lựa chọn màu sắc cho ngôi nhà, khu vực bếp phù hợp phong thủy và sở thích, thể hiện được cá tính của gia chủ.

Lựa chọn màu sắc mặt tiền nhà

Posted on: April 2nd, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Ngôi nhà thể hiện cá tính của gia chủ. Sự kết hợp các màu sơn ngoại thất có thể biến đổi hoàn toàn diện mạo của ngôi nhà. Cho dù bạn thích màu sắc nổi bật, ấn tượng hay đơn giản, tinh tế. Việc lựa chọn màu sơn mặt tiền nhà phù hợp là điều quan trọng. Sự phù hợp không những gói gọn ở sở thích. Mà còn tuân theo một số nguyên tắc để tổng thể được hài hòa. Mang đến phong thủy tốt cho gia chủ. Trong bài viết này, Hữu Thiên xin chia sẻ một số sự kết hợp màu sắc và hình ảnh minh họ. Qua đó, gia chủ dễ dàng hình dung và lựa chọn màu sắc mặt tiền nhà hợp lý.

Nguyên tắc phối màu sơn

Tối đa 3 màu sơn

Điều cần chú ý để đảm bảo thẩm mỹ là không nên sử dụng quá 3 màu cho mặt tiền nhà. Ngôi nhà có quá nhiều màu ở cùng một tầm nhìn sẽ trở nên rối mắt, rườm rà, đôi khi sến súa. Màu sắc mặt tiền nhà bao gồm màu sơn tường, mái nhà, màu cửa sổ và cửa ra vào, lan can và kể cả màu hoa văn trang trí. Tổng các màu này nên giới hạn dưới 3 màu khác nhau.

Phối màu sơn theo tỷ lệ 60:30:10

Trong trường hợp sử dụng 3 màu sơn khác nhau, sự phối hợp màu sơn cần hài hòa và tuân theo nguyên tắc 60:30:10, cụ thể là:

  1. Màu chủ đạo:

Đây là màu chiếm 60% diện tích của tường nhà. Màu này sẽ là màu nền chính cho mặt tiền nhà.

Màu chủ đạo thường là tone màu sáng và trung tính. Kiểu màu này dễ dàng phối với các tone màu khác, giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng và hiện đại.

  1. Màu phụ:

Đây là màu chiếm 30% diện tích mặt tiền nhà. Màu phụ thường được sơn ở những khu vực có diện tích trung bình như cửa ra vào, cửa sổ, cột nhà.

  1. Màu nhấn:

Loại màu này chiếm 10% diện tích mặt tiền nhà. Màu nhấn được sử dụng để trang trí mặt tiền, tạo điểm nhấn ở các khu vực nhỏ.

Sự phối màu luôn có nhiều lựa chọn, có thể từ các màu sáng và trung tính như màu trắng, ghi, xám và đến các màu xanh, màu đất, màu vàng cát. Phối màu cùng tone nóng như vàng và nâu, nâu và be, hoặc tone lạnh như trắng và xanh dương, trắng và xanh lá.  Dành cho sự táo bạo, một số màu có thể sử dụng các màu như đỏ và kem, hồng và xám, hoặc đen và trắng để có độ tương phản tối đa.

Chúng ta có nhiều sự lựa chọn cho các màu sơn ngoại thất, mặt tiền nhà, tuy nhiên, cần chú ý nguyên tắc phối màu sơn trên để đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Lựa chọn màu theo phong thủy

Xây dựng nhà hợp phong thủy luôn là điều cần thiết theo quan niệm từ xưa đến nay của nước ta. Màu sắc ngôi nhà cũng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do vậy, ngoài tuân theo các nguyên tắc phối màu trên, màu sơn được chọn nên phù hợp phong thủy.

Chọn màu theo hướng nhà

Hướng nhà chịu sự ảnh hưởng của khí hậu và nhiệt độ. Lựa chọn màu sơn theo phong thủy phù hợp với hướng nhà sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia đình. Màu phong thủy cho các hướng như sau:

Chọn màu theo mệnh gia chủ

Màu sắc phù hợp với mệnh gia chủ khá quan trọng để mang đến nhiều may mắn, suông sẻ cho các thành viên trong gia đình.

Theo thuyết ngũ hành và quy luật tương sinh, tương khắc, các mệnh bao gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi mệnh có sự phù hợp, tương sinh với một số màu và tương khắc với một số màu của mệnh khác.

Chọn màu trang trí nhà nên theo mệnh của gia chủ, tránh các màu tương khắc. Điều này giúp mang đến cuộc sống hạnh phúc, tài lộc, và tránh được các rủi ro, những điều kém may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Màu sắc phong thủy cho các mệnh như sau:

Một số mẫu phối màu sắc mặt tiền nhà

Dựa theo nguyên tắc phối màu và cách thức lựa chọn màu sắc theo phong thủy, ta có thể kể tên được các màu sắc phù hợp cho ngôi nhà. Thế nhưng, đôi khi khó để hình dung được sự ảnh hưởng của màu sắc trên tổng thể, đánh giá được độ phù hợp của các màu này đối với sở thích và cá tính của gia chủ.

Hãy cùng Hữu Thiên tham khảo một số sự thay đổi màu sắc, vật liệu trên cùng một mẫu nhà như sau đây.

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

Mẫu 5

Mẫu 6

Mẫu 7

Mẫu 8

Mẫu 9

Mẫu 10

Mẫu 11

Mẫu 12

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn, thiết kế xây dựng, lựa chọn màu sắc cho ngôi nhà đẹp, phù hợp phong thủy và sở thích, thể hiện được cá tính của gia chủ.

Footer Example
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon