Hotline

Posts Tagged ‘sân vườn nhật bản’

Top 3 cây đặc trưng cho sân vườn Nhật

Posted on: March 17th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Sân vườn theo phong cách Nhật rất được ưa chuộng tại nước ta bởi sự đơn giản nhưng tinh tế. Hồ cá Koi, đèn đá, sỏi, cát là những yếu tố quen thuộc trong vườn Nhật. Bên cạnh đó, một số cây cảnh đặc trưng tạo nên kiểu vườn này là không thể thiếu. Những loài cây được lựa chọn cần phải gợi lên hình dáng của vườn Nhật, và cũng cần phù hợp với khí hậu ở nước ta để có thể phát triển tốt.

Hữu Thiên xin đề cập đến Top 3 cây đặc trưng cho sân vườn phong cách Nhật ở nước ta như bài viết sau đây.

Top 3 cây đặc trưng cho sân vườn Nhật

Cây Tùng La Hán

Cây Phong Lá Đỏ

Cây Tre Vàng

 Cây Tùng La Hán

Cây Tùng La Hán (hay cây Tùng Vạn Niên, Vạn Niên Tùng) có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus, thuộc họ Thông Tre. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc điểm của Cây Tùng La Hán

Thân gỗ, vỏ màu nâu, sần sùi, nứt nẻ, cành mọc ngang và xếp thành nhiều tầng, cây có thể cao tới 20m, đường kính 30 cm.

Lá hình kim, hạp và dài từ 5-7cm, cuống lá ngắn, mặt trên màu xanh làm bóng, mặt dưới hơi xám. Cây thay lá chậm, khoảng 5 năm 1 lần.

Hoa màu trắng đục, gồm hoa đực thuôn dài, mọc đơn ở đầu cành, hoa cái có lá bắc cùng lá nõn.

Quả gồm 2 phần, phần trên là hạt hình cầu tròn, màu xanh khi non và chuyển nâu đen khi già, phần dưới màu tím nhạt. Quả trông giống như tượng La hán nên được gọi là cây Tùng la hán.

Các lưu ý khi trồng cây Tùng La Hán

Cây Tùng La Hán ưa sáng, chịu được ánh nắng trực tiếp mạnh và cũng chịu được bóng râm bán phần. Cây thường được tạo dáng bonsai với các thế đẹp mắt, thích hợp trang trí tiểu cảnh vườn Nhật, sân vườn tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, đình, chùa.

Cây chịu hạn tốt, nhu cầu nước ít, nên tưới khoảng 3 – 4 ngày một lần và không tưới quá nhiều gây ngập úng, thối rễ.

Nhiệt độ lý tưởng cho cây là khoảng từ 25 – 28 độ C. Cây có khả năng chịu nóng và chịu lạnh, phát triển chậm vào mùa đông.

Đất trồng nên là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

Nên cắt tỉa cành định kỳ, tạo dáng để cây phát triển đẹp, loại bỏ các lá già, lá héo gây nấm bệnh cho cây.

Nhân giống cây tùng la hán bằng cách gieo hạt, chiết cành và tách bụi. Trong đó, chiết cành là phương pháp hiệu quả nhất.

Cây Phong lá đỏ

Cây Phong lá đỏ (hay cây Thích) có tên khoa học là Acer rubrum, thuộc họ Bồ hòn. Đây là một loại cây rụng lá phổ biến ở Bắc Mỹ.

Đặc điểm của Phong lá đỏ

Thân gỗ rắn chắc, vỏ khi non có màu xám trắng và chuyển sẫm màu khi già. Chiều cao cây trung bình từ 2 – 10m.

Lá xẻ 5 – 9 thùy, mép răng cưa, lá non có màu đỏ rực rỡ và chuyển dần sang màu xanh khi già.

Hoa có màu đỏ hoặc đỏ cam, mọc thành cụm.

Quả chín vào mùa hè, hạt màu đỏ.

Các lưu ý khi trồng cây Phong lá đỏ

Cây Phong lá đỏ ưa sáng, chịu nơi thông thoáng với nắng vừa và bóng râm bán phần. Với màu lá đỏ rực rỡ độc đáo, chiều cao vừa phải, cây phong lá đỏ trồng trong sân vườn mang đến vẻ đẹp của mùa thu. Cây còn có thể tạo hình trồng chậu bonsai.

Cây được thuần dưỡng với khí hậu ở nước ta, chịu được nóng và lạnh. Tuy nhiên, khi trồng ở nơi có ánh nắng gay gắt, cây sẽ bị cháy lá.

Nhu cầu nước trung bình, cần tưới nước thường xuyên đặc biệt vào mùa khô nóng để giữ ẩm cho cây và tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Đất trồng nên là đất mùn, tơi xốp, thoát nước, giàu dinh dưỡng, bón phân định kỳ.

Cây có thể bị nhiễm các loại nấm bệnh, vi khuẩn, sâu hại, cần theo dõi phòng ngừa kịp thời, cắt tỉa các cành bệnh, dọn dẹp lá rơi rụng.

Gỗ lá phong đỏ có độ cứng cao, ít bị mối mọt, phù hợp làm nguyên liệu cho đồ thủ công mỹ nghệ và nội thất.

Cây Tre Vàng Sọc

Cây Tre Vàng Sọc có tên khoa học là Bambusa vulgaris, thuộc họ Hòa thảo. Đây là một loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đặc điểm của Cây Tre Vàng Sọc

Thân ống, rỗng nhưng vẫn khá đặc, màu vàng óng và có sọc xanh nhỏ xen lẫn. Khoảng cách đốt dài từ 20-35cm. Có mo hình tam giác ốp vào thân và tự rơi khi thân cây lớn. Cây mọc bụi, gốc thường trồi lên trên với nhiều rễ nổi. Chiều cao của cây có thể tới 8m.

Lá thuôn dài, nhọn 2 đầu, màu xanh, gân giữa lớn và các sọc gân dọc theo lá, mép lá sắc nhẹ, cuống ngắn. Lá non cuốn lại từ dần mở ra. Lá ít khi rụng.

Hoa nhỏ, màu vàng, nhụy có nhiều phấn bọc quanh. Cây chỉ ra hoa khi già và sau khi nở hoa, cây sẽ héo khô và chết. Chu kỳ ra hoa dài khoảng 20-50 năm.

Quả nhỏ như hạt thóc, được tạo ra sau khi hoa tàn

Các lưu ý khi trồng cây Tre Vàng

Cây Tre vàng sọc ưa sáng, nên trồng ở nơi mà cây nhận được nhiều ánh nắng mặt trời. Màu thân vàng óng kèm dọc xanh rất bắt mắt, mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Cây được sử dụng nhiều trong trang trí sân vườn, khuôn viên biệt thự, công viên, nhà hàng, khu du lịch, nghỉ dưỡng. Cây có thể trồng làm hàng rào, trồng bụi tạo tiểu cảnh hay trồng trong chậu.

Khả năng sinh trưởng tốt, sức sống mãnh liệt, dẻo dai, ít sâu bệnh. Và không cần nhiều công chăm sóc.

Cây có khả năng chịu hạn nhưng nên tưới nước khoảng 1 lần mỗi ngày để cây phát triển tốt.

Đất trồng nên là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, bón phân 2-3 tháng 1 lần.

Thường xuyên cắt tỉa các cành lá già, khô héo để giữ thẩm mỹ và tránh nấm bệnh cho cây.

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn. Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh theo phong cách Nhật với những loại cây phù hợp và bền bỉ.

Các phong cách sân vườn

Posted on: March 6th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Thiết kế sân vườn không chỉ là việc sắp xếp mảng xanh, sỏi đá, tạo dựng các tiểu cảnh đẹp. Mà cần phù hợp với kiến trúc để tạo nên một tổng thể hài hòa. Một số phong cách sân vườn là nguồn cảm hứng cho các dự án thiết kế hiện nay. Các kiến ​​trúc sư, nhà thiết kế kết hợp với sự sáng tạo, kiến thức chuyên môn và phong thủy. Từ đó hình thành nên những công trình sân vườn đẹp, tăng giá trị cho không gian sống. Hãy cùng công ty Hữu Thiên tìm hiểu về 9 phong cách thiết kế sân vườn tiêu biểu sau đây.

Phong cách thiết kế sân vườn hiện đại

Thiết kế cảnh quan hiện đại mang tính tối giản, gọn gàng với không gian mở. Không có sự đối xứng và đầy những đường thẳng. Phong cách thiết kế này thường có các góc, cạnh sắc nét để tạo độ rõ ràng cho không gian. Theo chủ nghĩa tối giản, cảnh quan hiện đại hướng tới việc giảm thiểu những chi tiết không cần thiết. Hình thức tuân theo chức năng. Nghĩa là diện mạo sân vườn được định hình có tổ chức. Dựa trên chức năng hoặc mục đích sử dụng của nó.

Màu sắc của phong cách sân vườn hiện đại thường là trắng, xám hoặc đen. Vật liệu sử dụng bao gồm bê tông, đá cuội để lát, kim loại, gỗ. Cây xanh trong sân cũng đơn giản về kiểu dáng và màu sắc. Kiểu sân vườn này dành cho những ai yêu thích sự trẻ trung, năng động và phóng khoáng.

Sân vườn kiểu Ý

Trong lịch sử, sân vườn Ý rất tiên tiến và được ngưỡng mộ nhất ở châu Âu. Do vậy, Ý là nơi khởi nguồn lan truyền các khu vườn trang trí khắp châu lục. Phong cách sân vườn Pháp và Anh đều có sự ảnh hưởng từ sân vườn Ý.

Sân vườn phong cách Ý rất chú trọng về hình thức. Những khu vườn này toát lên sự sang trọng với thiết kế đối xứng theo dạng hình học. Hàng rào cây xanh được cắt tỉa gọn gàng. Kèm theo đó là những bức tượng nghệ thuật, đài phun nước nổi bật. Các khu vườn của Ý thường bao gồm các loại cây có thân thẳng, mạnh mẽ. Các cây này được trồng xen kẽ trong sân vườn và hàng rào.

Sân vườn kiểu Pháp

Sân vườn kiểu Pháp thường có quy mô lớn, hoành tráng và được lấy cảm hứng từ thiết kế Baroque của Ý. Nhưng có phần nghiêm trang hơn so với sân vườn Ý. Kiểu vườn này không thể thiếu hàng rào cắt tỉa gọn gàng. Kiểu đối xứng theo các hình học cơ bản là vuông, tròn hay hình chữ nhật.

Những khu vườn phong cách Pháp thường có sân thượng. Nơi có thể quan sát toàn bộ cảnh quan khi đứng từ trên cao. Cũng như các kiểu sân vườn Châu Âu khác, sân vườn kiểu Pháp cũng không thể thiếu tượng điêu khắc, đài phun nước. Những thứ này giúp tăng thêm sự sang trọng và lịch lãm. Các thiết kế sân vườn này đều có chủ ý. Người xem có thể tận hưởng bất kể góc nhìn nào, khi tản bộ trên lối đi, ngồi trên ghế đá, hoặc nhìn từ sân thượng.

Việc thiếu những bông hoa đầy màu sắc hầu như không là vấn đề. Sân vườn đã có những lối đi đẹp mắt được tạo nên từ những hàng rào cây xanh. Hàng rào thẳng tắp hay quanh co, uốn lượn với tông màu xanh đậm và nhạt.

Sân vườn kiểu Anh

So với vườn kiểu Ý và Pháp, phong cách sân vườn kiểu Anh dường như xinh tươi hơn với nhiều loài hoa rực rỡ. Potager Gardens và Cottage Gardens là hai trong số những loại vườn phổ biến nhất của Anh. Phong cách tự nhiên này xuất phát từ việc các nhà thiết kế sân vườn cố gắng tận dụng những ngọn đồi, suối và ao tự nhiên của nước Anh. Đây là phong cách thực sự giúp thiên nhiên trở thành một thứ được đánh giá cao và coi trọng.

Sân vườn kiểu Anh hiện đại đã loại bỏ những hàng rào hình học thường hiện diện trong các khu vườn của Pháp và Ý, thay vào đó là bãi cỏ với những luống cây và hoa mềm mại, uyển chuyển và đầy màu sắc. Cây thường được trồng thành viền, giúp làm mềm ranh giới giữa bãi cỏ và luống cây bụi vươn ra ngoài. Thảm cỏ tạo lối đi giữa những khu vườn và phân định không gian.

Bên cạnh hoa, bụi cây và cỏ, sự hiện diện của hồ nước là khá phổ biến của khu vườn kiểu Anh. Hồ nước có thể tự nhiên hay nhân tạo, với một cây cầu bắc ngang. Chiếc ghế dài, đài phun nước, cùng với các tác phẩm điêu khắc là những phụ kiện cổ điển được trang trí cho sân vườn kiểu Anh.

Sân vườn kiểu Địa Trung Hải

Phong cách sân vườn này lấy cảm hứng từ nhiều nơi trên khắp Địa Trung Hải, như miền nam nước Pháp nổi tiếng với hoa oải hương; Tây Ban Nha và quần đảo Balearic nổi tiếng với cây cọ và màu sắc rực rỡ; màu xanh lam đậm của những ngôi nhà xinh đẹp trên các hòn đảo của Hy Lạp…

Những khu vườn mang phong cách Địa Trung Hải mang đến bầu không khí ấm áp với những vật liệu tự nhiên như lối đi rải sỏi, sàn lát gạch nung, chậu đất nung. Khu vực chỗ ngồi có bóng râm là không thể thiếu cho sân vườn Địa Trung Hải. Màu sắc của khu vườn được cảm nhận như tiếng vọng từ bầu trời xanh, bãi cát đầy nắng, hay màu xanh Olive của vùng đất Địa Trung Hải, màu ấm áp của đất nung Terracotta, màu tím hoa Lavender và màu lúa mì thơm mát. Gạch khảm với hoa văn và màu sắc tương phản cũng là điểm đặc trưng của phong cách này.

Sân vườn kiểu Nhật Bản

Đây là kiểu sân vườn rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi sự đơn giản nhưng tinh tế của nó. Sân vườn kiểu Nhật là sự sắp xếp ngăn nắp các vật thể thiên nhiên thu nhỏ, được tạo thành từ các yếu tố như đá, sỏi, cát, cây và nước, tức là sự bắt chước tự nhiên ở quy mô nhỏ hơn bằng nhiều cách khác nhau.

Vườn Nhật Bản truyền thống gồm 3 phong cách cơ bản sau:

Karesansui:

Đề cập đến một cảnh quan sân vườn thu nhỏ bao gồm cát mịn và sỏi, cộng với khối đá xếp chồng lên nhau, đồng thời chứa rêu, cỏ và các yếu tố tự nhiên khác. Sân vườn kiểu này không có phong cảnh bằng nước, “nước” thường được thể hiện bằng cát và đá, trong khi “núi” thường được thể hiện bằng đá. Các đường được vẽ trên bề mặt cát là để biểu thị dòng nước. Phong cảnh khô thường được các nhà sư Nhật Bản sử dụng để hỗ trợ thiền định, thường không sử dụng cây có hoa. Những yếu tố tĩnh và bất biến được coi là có tác dụng tĩnh.

Tsukiyama:

Đây là khu vườn trên đồi. Các khu vườn Tsukiyama mô phỏng thế giới thiên nhiên bằng những ngọn đồi nhân tạo kết hợp với ao, suối, đá, cây cối, hoa, cây cầu và lối đi. Những khu vườn Tsukiyama có thể được ngắm nhìn từ nhiều điểm khác nhau khi bạn tản bộ dọc theo những lối đi trong vườn, hoặc chiêm ngưỡng từ ngôi nhà trong khuôn viên.

Chaniwa:

Đây là một loại hình sân vườn mang tính nghi thức và sáng tạo của trà đạo. Trong nhiều trường hợp, Chaniwa không thực sự là một khu vườn chính thức, mà là một con đường hẹp dẫn đến phòng trà chính, hay còn gọi là trà thất. Đường vào trà thất thường sử dụng đá bước dặm. Chậu nước bằng đá được đặt trong vườn là nơi rửa tay, súc miệng để gột sạch bụi trần trong thế giới thực. Những chiếc đèn đá được sử dụng để lấy ánh sáng cho các buổi trà đạo vào ban đêm. Khu vườn là nơi thưởng thức trà đạo, nên lúc nào cũng yên tĩnh. Điều đó có nghĩa là hoa và cây sử dụng cho phong cách này không nên lộng lẫy.

Sân vườn kiểu Trung Quốc

Phong cách sân vườn Trung Quốc có sự kết hợp giữa kiến ​​trúc, hội họa, thư pháp, điêu khắc, văn học, làm vườn và các nghệ thuật khác. Theo truyền thống, các khu vườn Trung Quốc là sự pha trộn giữa các tòa nhà trang trí công phu, độc đáo với các yếu tố tự nhiên bao gồm cây xanh, đá và nước. Hầu hết các khu vườn Trung Quốc được bao quanh bởi bức tường và những con đường quanh co. Các cảnh trong sân vườn thường không được bố trí để có thể quan sát toàn bộ ở một điểm. Thay vào đó, tiểu cảnh được bố trí ở nhiều nơi mà chỉ có thể khám phá khi đi dạo trong sân vườn.

Đá cảnh:

Đá là yếu tố thường có trong mỗi khu vườn Trung Quốc. Các tảng đá có thể được sắp đặt đơn giản. Hoặc xây dựng thành những ngọn núi thu nhỏ, hay còn gọi là hòn non bộ. Những khu vườn rộng lớn cổ điển của Trung Quốc thường có một ngọn núi giả khổng lồ. Những ngọn núi này đầy thẩm mỹ và thu hút thị giác. Núi là biểu tượng trong văn hóa Trung Quốc. Đỉnh núi tượng trưng cho đức hạnh và sự ổn định. Nó cũng như niềm tin vào triết lý do Khổng Tử đặt ra.

Cây hoa:

Các loài cây cho khu vườn Trung Quốc thường có hoa tỏa hương thơm. Hoa và cây cối cũng tương phản với những đường nét kiến ​​trúc sắc cạnh, thô cứng. Các loại cây kết hợp với hồ nước thường là những loại có dáng mảnh như liễu, đào, trúc, tường vi… Âm thanh là một yếu tố cần chú ý trong khu vườn Trung Quốc, đó là những âm thanh êm dịu khi mưa rơi trên lá và bụi cây.

Nước:

Hồ nước cũng rất phổ biến trong sân vườn Trung Quốc. Nó thường nằm ở trung tâm của khu vườn. Các yếu tố khác sẽ được bố trí xung quanh hồ nước.

Cổng hình tròn hay còn gọi là nguyệt môn, những lối đi rải sỏi, chậu cây cảnh, tường trắng tương phản với mái nhà đen,… là những nét đặc trưng của sân vườn truyền thống Trung Quốc.

Sân vườn đồng quê Việt Nam

Sân vườn đồng quê Việt Nam là những gì thân quen với cuộc sống thường ngày của người dân thôn quê Việt Nam như: cây đa giếng nước, lũy tre, cây cau, chum vại, lu nước và gáo dừa… Do vậy, nét đẹp của sân vườn Việt Nam rất tự nhiên, hiền hòa với sự mộc mạc, giản dị và bình yên.

Sân vườn đồng quê Việt Nam thường có diện tích rộng. Được bao bọc bởi hàng rào bằng cây xanh hay hàng tre. Chòi nghỉ cùng cây cầu gỗ bắc qua ao là những hình ảnh quen thuộc trong sân vườn Việt Nam.

Ngoài cây xanh, bụi hoa, sân vườn kiểu Việt cũng thường có những các loại cây ăn quả, trồng những loại rau xanh. Mang đến sự trải nghiệm và thưởng thức những thức ăn sạch từ ngay chính trong khu vườn của mình.

Phong cách sân vườn Nhiệt đới

Đây là kiểu sân vườn kết hợp, đan xen rất nhiều loại cây xanh khác nhau. Từ đó tạo nên bức tranh sống động của một khu rừng nhiệt đới rậm rạp, mát mẻ trong lành. Sân vườn nhiệt đới có sự chuyển tiếp rõ rệt. Tầng cao với những cây lớn, tán rộng che bóng cho những loài cây bụi nhỏ bên dưới. Thấp nhất là thảm cỏ che phủ mặt đất. Với mật độ cây dày đặc, khu vườn trông có vẻ tự nhiên. Nhưng thực ra đã được tính toán rất cẩn thận. Bằng cách sử dụng nhiều loại thực vật, nó tạo ra chiều sâu và mô phỏng thiên nhiên một cách hiệu quả.

Yếu tố nước rất quan trọng cho những khu vườn nhiệt đới. Nước giúp phản chiếu ánh sáng và tạo môi trường mát mẻ. Ngoài ra, tiếng nước chảy róc rách giúp làm dịu các giác quan và kích thích thị giác.

Phong cách sân vườn nhiệt đới không thể thiếu các tác phẩm điêu khắc. Những tác phẩm ẩn mình giữa các loài thực vật. Dưới những tán lá rậm rạp, tạo nên sự bí ẩn và đầy hấp dẫn. Điều này giống như những tàn tích xưa được tìm thấy trong nhưng khu rừng nhiệt đới.

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại/zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn. Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh với những phong cách phù hợp với không gian sống.

Footer Example
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon