Hotline

Posts Tagged ‘phong cách Kiến trúc Đương đại’

Các phong cách kiến trúc tiêu biểu

Posted on: March 6th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Các tòa nhà nổi bật thường tuân theo phong cách kiến ​​trúc nhất định. Thu hút sự chú ý ngay cái nhìn đầu tiên. Trong đó có một số kiến trúc tiêu biểu vẫn đang được các kiến ​​trúc sư, nhà thiết kế áp dụng. Các phong cách kiến trúc này là nguồn cảm hứng cho các dự án thiết kế hiện nay. Hãy cùng công ty Hữu Thiên tìm hiểu về 15 phong cách kiến trúc phổ biến trong lịch sử như sau đây.

Kiến trúc Đương đại

Kiến trúc đương đại nói chung bao gồm các phong cách kiến trúc phổ biến hiện nay. Phong cách này nối tiếp giai đoạn hiện đại nửa đầu thế kỷ 20 và giai đoạn hậu hiện đại từ những năm 90.

Phong cách kiến trúc đương đại ưu tiên sự đơn giản về hình thức và cấu trúc. Mang đến sự trong sáng, hiện đại và nhẹ nhàng. Tận dụng những tiến bộ trong sắt thép, bê tông và kính. Tạo ra những khối các dạng tròn, đường cong, bố cục độc đáo, bất đối xứng với không gian mở. Mang đậm tính mỹ thuật đương đại.

Kiến trúc này thường sử dụng các vật liệu hoặc phương pháp xây dựng thân thiện với môi trường. Đưa không gian ngoài trời vào bên trong. Bằng cách sử dụng các cửa sổ lớn để đón ánh sáng và không khí tự nhiên. Tính bền vững là một đặc điểm quan trọng của kiến trúc đương đại.

Đặc trưng của phong cách kiến ​​trúc đương đại:

Kiến trúc Hiện đại

Không nên nhầm lẫn kiến trúc hiện đại và kiến trúc đương đại. Phong cách kiến ​​trúc hiện đại lấy cảm hứng từ một phong trào được gọi là chủ nghĩa hiện đại và kéo dài cho đến khoảng năm 1960. Phong cách kiến trúc đương đại tiếp nối sau đó cho đến ngày nay.

Kiến trúc hiện đại là một phong cách xây dựng nhấn mạnh vào chức năng và bố cục hơn là trang trí.

Đặc trưng của phong cách kiến ​​trúc hiện đại:

Kiến trúc Địa Trung Hải 

Địa Trung Hải là kiến trúc được sử dụng trong các ngôi nhà nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Những ngôi nhà này phải chống chịu được khí hậu nắng nóng nơi đây. Trong đó, vấn đề thông gió được ưu tiên. Màu trắng được lựa chọn phổ biến vì không hấp thụ nhiệt. Cùng với tường vữa dày, mái vòm thoáng rộng và hàng hiên nổi bật.

Phong cách kiến trúc này này bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Nó trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20 ở những năm 1930. Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải lấy cảm hứng từ Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và các quốc gia xung quanh biển Địa Trung Hải. Theo thời gian, kiến trúc này chịu ảnh hưởng từ các quốc gia khác như Pháp, Hy Lạp, Ma-rốc, tạo nên những sự pha trộn.

Một số đặc điểm phổ biến trong phong cách kiến trúc Địa Trung Hải:

Kiến trúc Tuscan

Tuscan là kiến trúc truyền thống của vùng Tuscany của nước Ý, được ưa chuộng trên thế giới. Thiết kế Tuscan được xây dựng từ các yếu tố thiên nhiên như những bức tường đá chẻ rêu phong, các họa tiết làm từ sắt uốn đúc, đá cẩm thạch, mái ngói đất nung, đồ nội thất gỗ cứng…, gợi sự đơn giản, mộc mạc, mạnh mẽ nhưng lại rất lãng mạn.

Một số đặc điểm phổ biến trong kiến trúc Tuscan như sau:

Kiến trúc Art Nouveau

Art Nouveau là một phong cách kiến trúc nghệ thuật, phổ biến từ năm 1890 đến 1910. Phong cách này lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên ứng dụng vào thiết kế nội thất, đồ trang trí, đồ thủy tinh, đồ trang sức và nghệ thuật thị giác có tính biểu cảm cao, như đường nét uốn lượn của cây cỏ và hoa lá. Các đặc điểm khác của Art Nouveau là sự chuyển động thường được tạo ra bởi sự bất đối xứng hoặc các đường sọc. Các vật liệu được sử dụng là sắt, gốm sứ, thủy tinh, và bê tông, tạo ra các hình thức trang trí độc đáo.

Art Nouveau phá vỡ sự phân biệt truyền thống giữa mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng. Phong cách kiến trúc này được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, nghệ thuật thủy tinh và kim loại, dệt may, gốm sứ, đồ trang sức…

Đặc trưng của kiến ​​trúc Art Nouveau như sau:

Kiến trúc Art Deco

Art Deco là một trường phái thiết kế sáng tạo, bắt đầu tại Paris, Pháp vào những năm 1910, lan rộng ở Hoa Kỳ và Châu Âu trong những năm 1920 và 1930. Phong cách này với nghệ thuật thị giác, kiến ​​trúc và thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực bao gồm kiến trúc, nội thất, mỹ thuật công nghiệp, cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật như thời trang, vẽ. Vào thời kỳ hoàng kim, Art Deco đại diện cho sự hào nhoáng, sang trọng, hoa lệ và công nghệ.

Đặc trưng của kiến trúc Art Deco như sau:

Phong cách Ba-rốc

Phong cách kiến trúc Ba-rốc bắt nguồn từ nước Ý. Đây là phong cách giàu cảm xúc, ấn tượng và thu hút các giác quan. Kiến trúc Baroque thường bao gồm các dạng uốn cong như hình bầu dục, cũng như các dạng lồi lõm tượng trưng cho sự chuyển động. Tính biến dạng với các hình bị biến đổi, phá vỡ, kéo dài làm nổi bật, cũng là một yếu tố quan trọng trong phong cách này.

Đặc trưng của kiến trúc Ba-rốc như sau:

Kiến trúc Rococo

Rococo, còn gọi là hậu Baroque, xuất hiện ở Paris vào thế kỷ 18 cùng với sự mở rộng của phong trào thẩm mỹ bao gồm cả nghệ thuật và trang trí. Các nghệ sỹ Baroque từ bỏ tính đối xứng và sử dụng nhiều hơn các chi tiết trang trí công phu, hào nhoáng và hoa mỹ. Những căn phòng Rococo được thiết kế như 1 tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn với đồ nội thất được trang trí cầu kỳ, tao nhã, những tác phẩm điêu khắc nhỏ, những tấm gương đậm chất trang hoàng, nhiều thảm, chi tiết đắp nổi và bích hoạ.

Đặc trưng của kiến trúc Rococo như sau:

Kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển là một thuật ngữ chung đề cập đến các phong cách xây dựng có nguồn gốc từ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong nhiều thế kỷ, kiến trúc này ảnh hưởng đến các phong cách thiết kế tiếp theo trên toàn thế giới, bao gồm cả kiến trúc Tân cổ điển và Phục hưng Hy Lạp.

Đặc trưng của kiến trúc cổ điển như sau:

Kiến trúc tân cổ điển

Kiến trúc Tân cổ điển là sự hồi sinh của kiến trúc Cổ điển, lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc cổ điển của Hy Lạp và La Mã. Phong cách này bắt đầu vào khoảng năm 1750 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 và 19, được xác định bởi các đường nét gọn gàng, thanh lịch, các cột đứng độc lập và các tòa nhà đồ sộ.

                 

Đặc trưng của kiến ​​trúc tân cổ điển như sau:

Kiến trúc phục hưng Hy Lạp

Liên quan đến cả kiến ​​trúc tân cổ điển và kiến ​​trúc Ý, kiến trúc Phục hưng Hy Lạp lấy cảm hứng từ sự đối xứng, tỷ lệ, đơn giản và sang trọng của những ngôi đền Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Phong cách Phục hưng Hy Lạp phổ biến từ năm 1825 đến năm 1860 và trở thành phong cách kiến trúc thống trị đầu tiên ở Hoa Kỳ khi nó lan rộng từ Bờ biển phía Đông đến Bờ biển phía Tây trên khắp đất nước Mỹ.

Đặc trưng của kiến trúc Phục hưng Hy Lạp:

Kiến trúc Gothic

Đây là kiến trúc thống trị hàng trăm năm ở Châu Âu từ cuối thế kỷ 12 đến thế kỷ 18, bắt nguồn từ Pháp và sau đó lan khắp châu lục. Kiến trúc Gothic gồm ba đặc điểm chính là vòm nhọn, các trụ bay, và ô cửa sổ kính màu cùng hoa văn cầu kỳ. Nhiều nhà thờ nổi tiếng ở Châu Âu có phong cách kiến trúc Gothic như nhà thờ Đức Bà và Vương cung thánh đường Thánh Denis ở Paris, nhà thờ lớn Cologne ở Đức, nhà thờ lớn Milan ở Ý, nhà thờ Canterbury và Salisbury ở Anh.

Đặc trưng của kiến trúc Gothic như sau:

Kiến trúc Bauhaus

Phong cách kiến trúc này xuất phát từ trường phái có ảnh hưởng của Đức. Do Walter Gropius (1883-1969) thành lập vào đầu thế kỷ 20. Mục đích không tưởng là tạo ra một hình thức kiến trúc và thiết kế hoàn toàn mới giúp tái thiết xã hội sau Thế chiến thứ nhất. Kiến trúc Bauhaus đã phát triển thành Phong cách Quốc tế khi Gropius và các thành viên di cư sang Mỹ vào những năm 1930. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại trong những năm 1950 và 60. Bauhaus sử dụng các kỹ thuật thủ công mỹ nghệ. Từ đó duy trì các tiêu chuẩn thẩm mỹ trong thế giới công nghiệp hóa. Đồng thời sử dụng vật liệu và tài nguyên một cách thông minh và có mục đích.

Đặc trưng của kiến ​​trúc Bauhaus như sau:

Kiến trúc nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ

Phong trào Nghệ thuật và Thủ công bắt nguồn từ Vương quốc Anh vào giữa thế kỷ 19. Lan sang Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Bao gồm thiết kế thủ công và sử dụng các vật liệu tự nhiên. Các vật liệu được ưa chuộng như đá, gạch, gỗ, kim loại đồng. Ứng dụng trong kiến ​​trúc, thiết kế nội thất, dệt may, mỹ thuật, v.v. Những công trình theo kiến trúc này thường đơn giản, dành cho các gia đình thuộc tầng lớp lao động.

Những ngôi nhà theo phong cách kiến trúc Nghệ thuật và Thủ công là đối xứng, thấp xuống đất. Được thiết kế cho hiệu quả và bảo trì tối thiểu. Trong nhà thường có lò sưởi lớn. Mái nhà thấp với phần nhô ra rộng. Dầm bên trong lộ ra ngoài. Giá sách tích hợp, ghế cửa sổ và tủ, và nhiều cửa sổ với ô nhỏ.

Đặc trưng của kiến trúc nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ như sau:

Kiến trúc Cape Cod

Phong cách kiến trúc Cape Cod bắt nguồn từ New England vào thế kỷ 17. Được đặt tên theo vùng ven biển Massachusetts với lối thiết kế đối xứng đơn giản. Công trình được xây dựng từ các vật liệu địa phương để chịu được thời tiết bão tố của Cape Cod. Kiến ​​trúc này rất phổ biến ở New England và trên khắp Hoa Kỳ.

Đặc trưng của kiến ​​trúc Cape Cod như sau:

Vui lòng liên hệ công ty Hữu Thiên số điện thoại/ Zalo 0983 73 83 27 để được tư vấn xây dựng. Trang trí nhà ở, biệt thự với những phong cách kiến trúc đẹp.

Footer Example
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon