Hotline

Posts Tagged ‘Cây Mắt Nai’

Cây sân vườn màu tím

Posted on: March 26th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Màu tím tượng trưng cho sự bí ẩn và sự chung thủy trong tình yêu. Màu tím cũng đại diện cho sự sang trọng và quyền lực. Sân vườn với những cây và hoa mang sắc tím sẽ tạo nên một không gian đầy ma mị, ấn tượng và quyến rũ. Hãy cùng Hữu Thiên tham khảo về một số cây sân vườn có sắc tím. Những cây sống lâu năm và sinh trưởng tốt với khí hậu của nước ta như bài viết sau đây.

Một số cây sân vườn có màu tím

Cây lá tím                                              Cây hoa tím

Cây Thài Lài                                            Cây Dừa Cạn

Cây Sò Huyết                                         Cây Hoa Chiều Tím

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng                          Cây Cẩm Tú Mai

Cây Mắt Nai                                           Cây Chuỗi Ngọc

                                                                Cây Tuyết Sơn Phi Hồ

Cây leo giàn                                           Cây Mai Xanh

Cây Cát Đằng                                         Cây Hoa Mua / Sim

Cây Bạc Thau                                         Cây Bằng Lăng Tím

                                                                Top 8 cây sân vườn có hoa nhiều màu

Cây Sò Huyết

Cây Sò Huyết (hay cây Lẻ Bạn, cây Ngọc Trai) có tên khoa học là Tradescantia spathacea, thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Đặc điểm của Cây Sò Huyết

Thân thảo ngắn, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh. Cây cao khoảng 40cm, đường kính 2.5-5cm.

Lá dài từ 18-28cm, rộng từ 3-5cm, đầu nhọn, không cuống, có bẹ. Mặt lá trên màu lục, mặt dưới màu tím sẫm hoặc đỏ tía.

Hoa nhỏ, màu trắng vàng, mọc thành cụm ở nách lá. 2 mo bên ngoài úp vào nhau trông như vỏ sò. Cây ra hoa vào mùa hè.

Quả nang, dài khoảng 4mm, chứa 1 hạt cứng có góc.

Các lưu ý khi trồng cây Sò Huyết

Cây Lẻ Bạn ưa sáng, có thể chịu bóng bán phần. Tuy nhiên, màu lá sẽ rực rỡ hơn khi trồng ở khu vực có nắng. Cây thường được trồng dưới các bồn cây, tạo thảm, đường viền trong sân vườn và dọc lối đi công cộng.

Khả năng chịu hạn cao, nhu cầu nước tương đối thấp. Tuy nhiên cần tưới nước khoảng 1 lần mỗi tuần để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến ngập úng, thối rễ.

Đất trồng cây nên là đất trộn tro trấu, mùn cưa, xơ dừa, có độ ẩm và tơi xốp.

Cây có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành hay tách bụi. Trong đó, tách bụi là phương pháp nhanh nhất do cây thường xuyên nhân bụi.

Ngoài trang trí sân vườn, cây Sò Huyết còn có tác dụng chữa bệnh. Như hỗ trợ điều trị viêm khí quản, chữa đờm, ho, cảm sốt.

Cây Thài Lài

Cây Thài Lài (hay Thài lài cảnh) có tên khoa học là Tradescantia zebrina., thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Mexico.

Đặc điểm của Cây Thài Lài

Thân thảo, mọng nước, cao từ 15-25 cm.

Lá hình bầu dục, dài 3-7 cm, rộng 1.5- 3 cm, đầu nhọn, mép nguyên, có bẹ ngắn khoảng 10mm. Lá mọc so le, mặt trên lá màu lục hoặc màu tím sọc trắng bạc, mặt dưới chỉ một màu tím.

Hoa nhỏ, xòe 3 cánh dính nhau, màu xanh tía hay hồng. Cây thường ra hoa vào buổi sáng sớm.

Quả nang nhỏ, nhiều hạt.

Các lưu ý khi trồng cây Thài Lài

Cây Thài Lài ưa sáng, phát triển tốt và màu sắc đẹp hơn ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Loại cây này cũng có thể sống tốt ở những khu vực có bóng râm. Cây có xu hướng bò lan ngang, rất thích hợp trồng làm thảm, phủ nền sân vườn.

Cây ưa ẩm nhưng vẫn có khả năng chịu hạn. Tuy vậy, nên tưới nước thường xuyên mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Đất trồng nên là đất thịt trộn xơ dừa, phân hữu cơ, tơi xốp.

Cây dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, nhưng cũng cần chú ý để tránh sâu ăn lá.

Cây không phải cắt tỉa thường xuyên. Chỉ cần tỉa bớt nhánh cho thông thoáng hơn khi bụi cây phát triển quá dày.

Nhân giống cây thài lài có thể bằng cách gieo hạt hay tách nhánh.

 

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng có tên khoa học là Tradescantia spathacea tricolor., thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Đặc điểm của Cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Thân thảo, ngắn, sinh nhánh từ gốc, cây cao từ 20-70cm.

Lá mọng nước, hình giáo thuôn dài, dài khoảng 15 cm, rộng khoảng 1.5 cm, không cuống. Lá mọc từ thân sát đất, mặt trên lá có vân xanh, sọc trắng kem và hồng. Mặt dưới chỉ có màu tím đỏ tía, nhiều màu sắc như vậy nên trông như cầu vồng.

Hoa có 3 cánh màu trắng vàng, mọc thành cụm ở nách lá. Hoa được bao bọc bởi 2 lá bắc màu tím, úp vào nhau giống như vỏ sò.

Quả nang thuôn dài.

Các lưu ý khi trồng cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng ưa sáng, và có thể chịu bóng bán phần. Tuy nhiên, nếu trồng trong mát màu lá sẽ không đẹp bằng ngoài nắng. Cây thường được trồng cảnh trong chậu nội thất, chậu treo, bồn cây. Tạo thảm, đường viền trang trí công viên, trường học, sân vườn.

Nhu cầu nước ít, chịu hạn tốt, chịu úng kém. Nên tưới nước 1-2 lần mỗi tuần để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới quá nhiều gây ngập úng, thối lá, thối rễ.

Đất trồng cây nên là đất giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí và tơi xốp.

Cây có sức sống mạnh mẽ, phát triển nhanh, đẻ nhiều cây con. Do vậy, nhân giống khá dễ dàng bằng cách tách bụi.

 

Cây Mắt Nai

Cây Mắt Nai (hay Mắt Nhung) có tên khoa học là Alternanthera Dentata, thuộc họ Dền. Đây là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Tây Ấn và Brazil.

Đặc điểm của Cây Mắt Nai

Thân mảnh, mềm, có lông mềm, màu tím giống như màu lá.

Lá hình trái xoan, nhọn đầu, dài từ 3-6cm, rộng 2-3cm, mép lá nguyên có lông tơ. Lá mọc đối, màu tím sẫm khi trồng trong mát và chuyển sang tím hồng khi trồng ngoài nắng.

Hoa nhỏ, hình cầu, màu trắng giống như cục bông. Cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5.

Quả bế, màu nâu, có 1 hột.

Các lưu ý khi trồng cây Mắt Nai

Cây Mắt Nai ưa sáng, có thể chịu bóng bán phần nhưng vẫn đẹp hơn và ra hoa khi trồng ngoài nắng. Cây thích hợp trồng thảm và viền nền cho các công trình công cộng, công viên hay trong sân vườn nhà.

Khả năng chịu hạn tốt, sống được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên vẫn nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.

Cây có thể sống ở bất kỳ loại đất nào như đất thịt hay đất bạc màu. Đất phải thông thoáng, thoát nước tốt. Tốt nhất nên trồng ở đất tơi xốp, bón phân mùn, phân hữu cơ cho đất.

Nhân giống cây Mắt Nai có thể bằng cách gieo hạt hay giâm cành. Nhưng giâm cành là dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cây có sức sống mạnh mẽ, ít sâu bệnh.

 

Cây Bạc Thau

Cây Bạc Thau (hay cây Bạc Sau, Cát Đằng lá lớn, Bạch hoa đằng, Thảo Bạc) có tên khoa học là Argyreia nervosa, thuộc họ Bìm Bìm. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ.

Đặc điểm của Cây Bạc Thau

Thân leo, có lông tơ màu trắng bạc, chuyển thành thân gỗ nhẵn và nâu khi già.

Lá hình tim, dài khoảng 15 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn màu trắng như ánh bạc, mọc so le.

Hoa màu trắng tím, to khoảng 7cm, cánh hoa liền, có vân như hình ngôi sao, họng hoa có màu tím đậm, đài hoa hình chén có lông màu ánh bạc, mặt ngoài có lông tơ. Hoa nở vào mùa xuân và mùa hè.

Quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 8mm, màu đỏ khi chín, bọc bởi lá đài, có từ 2-4 hạt màu nâu.

Các lưu ý khi trồng cây Bạc Thau

Cây Bạc Thau ưa sáng, chịu nắng nóng cũng như bóng râm bán phần. Cây có những phiến lá to, độ phủ xanh tốt, khả năng chắn nắng, chắn bụi tốt, do vậy loại dây leo này thường được trồng để làm giàn che mát trong sân nhà, sân thượng, công viên, trạm xe buýt, khu sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khả năng chịu hạn tốt, chịu ngập kém. Nhu cầu nước cho cây khá cao, cần tưới nước thường xuyên nhưng tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Đất trồng nên là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt.

Nhân giống cây bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.

Trong Đông y, cây bạc thau có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, điều kinh, cầm máu, nhuận phế, tiêu đờm. Loại cây này được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh như chữa ho, chữa mẩn ngứa, rôm sảy, điều hòa kinh nguyệt, chữa rong kinh, chữa sưng tấy, ứ huyết do vấp ngã, va đập, giúp vết thương mau lành.

 

Cây Dừa Cạn

Cây Dừa Cạn (hay Cây Hải Đằng, Bông Dừa), có tên khoa học là Catharanthus roseus, thuộc họ La bố ma. Đây là loài thực vật bản địa của Madagascar.

Đặc điểm của cây Dừa Cạn:

Thân thảo, mọc thẳng, hình trụ, nhẵn, màu lục nhạt lúc non và chuyển sang hồng khi trưởng thành, phân nhiều cành, cao từ 40–90cm.

Lá hình bầu dục, dài 2,5–9 cm, rộng 1–3,5 cm, không lông, cuống lá ngắn từ 1–1,8 cm, màu xanh bóng, lá mọc đối.

Hoa xòe 5 cánh, nhiều màu như hồng, trắng, đỏ, tím.

Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào khoảng tháng 4-5 và tháng 9-10.

Quả là một cặp đại, dài, có 12–20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng.

Cây Dừa Cạn có 3 loại là dừa cạn đứng, dừa cạn rủ và dừa cạn lùn. Lá và hoa của 3 loại này giống nhau nhưng thân cứng, thân mềm và thân thấp.

Các lưu ý khi trồng cây cây Dừa Cạn

Cây dừa cạn ưa sáng, nên trồng ở những nơi thông thoáng. Hoa đẹp và nhiều màu sắc nên cây dừa cạn thường được trồng trong chậu treo, bồn hoa trang trí ban công, sân thượng, quán cà phê và tạo thảm, viền hoa trong công viên, sân vườn.

Cần tưới nước cho cây 1-2 lần mỗi ngày tùy thời tiết, chỉ nên tưới dưới gốc, không tưới lên hoa gây dập nát, và không tưới quá nhiều dẫn đến ngập úng, thối rễ.

Đất trồng nên là đất pha cát phù sa, tơi xốp, bón phân thường xuyên để cây khỏe mạnh và siêng ra hoa.

Nhân giống cây hoa dừa cạn bằng cách gieo hạt và giâm cành.

Cây dễ bị sâu ăn lá và rệp sáp, cần theo dõi và bắt sâu, phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ.

Các bộ phận của cây dừa cạn bao gồm lá, ngọn cây, thân và rễ có thể được sử dụng làm trà và thuốc chữa các bệnh như ung thư, tiểu buốt, huyết áp cao, bế kinh nguyệt, hỗ trợ tiêu hóa.

Cây Hoa Chiều Tím

Cây Hoa Chiều Tím (hay cây Nhất Xinh) có tên khoa học là Ruellia simplex, thuộc họ Ô Rô. Đây là loài cây có nguồn gốc Mexico, Caribbean và Nam Mỹ.

Đặc điểm của cây Hoa Chiều Tím

Thân thảo, mọc thẳng, nhiều đốt, màu nâu, cao từ 0.8-1m.

Lá hình mũi mác, dài từ 10-15cm, rộng từ 0.8-1.2cm, màu xanh thẫm, cuống ngắn, mọc đối

Hoa có 5 cánh mỏng, hình loa kèn, màu tím, mọc đơn ở nách lá, mùi thơm hơi giống mùi hoa loa kèn. Hoa nở vào sáng sớm và tàn khi chiều muộn. Cây ra hoa quanh năm.

Quả dạng nang.

Các lưu ý khi trồng cây Hoa Chiều Tím

Cây Chiều Tím ưa ánh sáng, nên trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Với khả năng phát triển và lan rộng nhanh chóng, cùng với vẻ đẹp ma mị của màu hoa tím, cây được sử dụng nhiều để trồng viền, phủ nền sân vườn, công viên, khu du lịch, trang trí ban công nhà.

Cần tưới nước thường xuyên 1-2 lần mỗi ngày tùy điều kiện thời tiết để giữ ẩm cho cây.

Cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng, chú ý thoát nước tốt để tránh ngập úng.

Cây không kén đất, tuy nhiên để cây phát triển tốt, nên chọn đất thịt pha cát phù sa, đất đỏ trộn xơ dừa, tơi xốp.

Cây dễ trồng và nhân giống cây bằng cách gieo hạt, giâm cành hay tách bụi.

Mật độ trồng cây hoa chiều tím nên từ 30- 35 cây/m2 để đảm bảo cây có đủ không gian phát triển.

Cây Cẩm Tú Mai

Cây Cẩm Tú Mai có tên khoa học là Cuphea hyssopifolia, thuộc họ Bằng Lăng. Đây là loài cây bụi bản địa Mexico, Guatemala và Honduras.

Đặc điểm của Cẩm Tú Mai

Lá nhỏ, hình bầu dục và mọc đối xứng, mặt lá xanh bóng, ít rụng.

Nếu trồng lâu năm và không cắt tỉa, chiều cao cây có thể cao đến 60cm, tán lá rộng đến 90cm.

Màu hoa tím, kích thước hoa nhỏ.

Cụm hoa ngắn, mỗi hoa gồm 6 cánh.

Tốc độ sinh trưởng nhanh, nảy chồi nhiều.

Dễ trồng và chăm sóc.

Các lưu ý khi trồng cây Cẩm Tú Mai

Cây Cẩm Tú Mai ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, nên được ưa chuộng làm thảm, viền lối đi trong sân vườn, công viên. Loại cây sân vườn hoa tím này cũng chịu được bóng râm bán phần nên có thể sử dụng tạo thảm thực vật dưới gốc cây lớn.

Cây ra hoa quanh năm nhưng thời điểm hoa nở nhiều và đẹp nhất là từ tháng 1 đến tháng 9 hằng năm.

Cẩm tú mai không chịu được ngập úng, cần chú ý thoát nước tốt.

Chồi và nhánh cây phát triển tốt, cần thường xuyên cắt tỉa cành để giữ dáng đẹp cho bụi cây.

Cây Chuỗi Ngọc

Cây chuỗi ngọc (hay cây Rìa xanh, Dâm xanh, Thanh quan, Chim chích, Chuỗi xanh, Chuỗi vàng) có tên khoa học là Duranta erecta, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mehico và Caribe. Cây có quả mọc thành chùm dài nhìn như chuỗi ngọc nên được đặt tên là Cây Chuỗi Ngọc.

Đặc điểm của cây Chuỗi Ngọc

Lá hình trứng, màu xanh tươi hoặc xanh vàng, dài từ 2-7.5 cm, mép nguyên hay có răng cưa ở phần đầu lá, lá mọc đối xứng hoặc vòng 3 lá, cuống ngắn.

Thân gỗ lâu năm, cao từ 20-60 cm, nhánh trĩu.

Cây sân vườn này có hoa màu tím, gồm 5 cánh, xòe ra khoảng 15 mm, nở thành chùm dài từ ngọn cành hoặc nách lá.

Hoa nở quanh năm, nhưng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10.

Quả hạch màu vàng cam, hình cầu, đường kính khoảng 1.2cm, mọc thành chùm như chuỗi ngọc, lâu rụng.

Các lưu ý khi trồng cây Chuỗi Ngọc

Cây Chuỗi Ngọc ưa sáng, nắng và có thể chịu bóng bán phần, chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh và có tuổi thọ cao. Cây thích hợp để trồng làm hàng rào, viền lối đi với sự cắt tỉa thành các dạng hình khác nhau.

Lá phát triển tốt, các cành cây có xu hướng chỉa ngang, do vậy cần được cắt tỉa định kỳ để bụi cây có dáng đẹp, gọn gàng, màu lá xanh non.

Cây có khả sống trên đất cằn cỗi, tuy nhiên để cây phát triển tốt thì nên trồng trên đất mùn, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, tránh ngập úng.

Thời gian tưới nước cho cây khoảng 2-3 lần/tuần và nhiều hơn trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Cây có thể được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc trồng từ hạt.

Hoa của cây Chuỗi Ngọc rực rỡ, cũng như chùm quả vàng rất đẹp mắt và hấp dẫn, tuy nhiên, các bộ phận của cây bao gồm lá đều có độc, có thể gây buồn nôn, tim đập nhanh, sốt, co giật, và thậm chí có khả năng gây tử vong. Do vậy, cần chú ý trồng cây Chuỗi Ngọc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.

Cây Tuyết Sơn Phi Hồ

Cây Tuyết Sơn Phi Hồ (Hay Tuyết Sơn Phi Hồng) có tên khoa học là Leucophyllum frutescens, thuộc họ huyền sâm. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Texas.

Đặc điểm của cây Tuyết Sơn Phi Hồ

Cây bụi thường xanh, cao khoảng 1m – 2m.

Lá mềm, hình bầu dục và thon dần về phía cuống, dài từ 2 – 3cm, màu xanh lục và trắng bạc.

Hoa màu đỏ tía và tím, hình ống xòe ra 5 cánh, đường kính khoảng 2.5 cm, mọc đơn từ nách lá.

Hoa nở 2-3 tháng một lần vào mùa thu và mùa xuân, nhanh nở rộ và nhanh tàn.

Các lưu ý khi trồng cây Tuyết Sơn Phi Hồ

Cây Tuyết sơn phi hồng ưa sáng, khí hậu nóng ẩm, nhiều mưa. Nét độc đáo đến từ màu lá lạ mắt cùng màu hoa tím phủ đều rực rỡ, cây được ưa chuộng trồng làm cảnh ở ban công, trang trí sân vườn, quán cà phê, khu đô thị…, ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.

Cây phát triển chậm, không cần cắt tỉa nhiều.

Cây thích nghi được với nhiều loại đất, tuy nhiên, để cây phát triển tốt thì nên trồng ở đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng.

Tuyết Sơn Phi Hồ có khả năng chịu hạn, nhưng để cây phát triển tốt, cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây. Chú ý thoát nước tốt tránh ngập úng.

Lá và hoa của cây Tuyết Sơn Phi Hồ có tính dược liệu, dùng làm trà có công dụng giúp an thần, hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh.

Cây Mai xanh

Cây Mai xanh (hay Bông Xanh, Hoa Giấy Nhám, Chìm Xanh) có tên khoa học là Petrea Volubilis, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ.

Đặc điểm của Cây Mai xanh

Thân leo hóa gỗ, phân nhiều cành nhánh.

Lá hình bầu dục, nhọn hai đầu, màu xanh đậm bóng, cứng, bề mặt có vân có thể được sử dụng làm giấy nhám. Cây ít rụng lá.

Hoa nhỏ, gồm năm cánh, màu lam tím, kết thành những chùm dài từ 20-40cm. Sau khi hoa tàn, đài hoa biến thành bông hoa năm cánh màu lam và gân tím ở giữa. Cây cho hoa liên tục từ mùa xuân đến đầu mùa thu.

Mai xanh có 2 loại là Mai xanh Thái và Mai Xanh Đà Lạt. Phân biệt như sau:

– Lá Mai Xanh Thái dày hơn, thô ráp, gân nổi rõ.

– Mai Xanh Thái cho hoa to hơn, chùm dài hơn, nở bền hơn, màu lam tím đậm và nhạt dần cho đến trắng khi rụng, cây cho hoa liên tục. Trong khi đó, Mai Xanh Đà Lạt có màu hoa không biến đổi và chỉ nở một mùa trong năm.

Các lưu ý khi trồng cây Mai xanh

Cây Mai xanh ưa sáng. Khi trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, cây cho hoa nhiều với màu lam tím đặc biệt, thích hợp trang trí cổng vòm, giàn leo.

Khả năng chịu hạn, chịu rét tốt, Mai xanh Thái thích hợp trồng ở nhiều vùng khí hậu nóng và lạnh từ Bắc, Trung và Nam nước ta.

Cây phát triển nhanh, phân nhiều cành nhánh, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc.

Đất trồng cây nên là đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, tơi xốp.

Cây mới trồng cần được tưới nước thường xuyên 1 ngày 1 lần, khi cây bám rễ có thể tưới ít hơn 2-3 ngày 1 lần tuỳ vào điều kiện thời tiết.

Nên cắt tỉa cành thường xuyên để cây đâm nhiều nhánh, tán tròn, leo giàn nhanh hơn.

Cây Mai xanh có thể nhân giống bằng cách giâm cành, chiết cành và gieo hạt.

Cây Sim Thái

Cây Sim Thái (hay cây Mua Thái) có tên khoa học là Melastoma malabathricum, thuộc họ Mua. Đây là một loài cây có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản và Úc.

Đặc điểm của cây Sim Thái

Thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cây có thể cao đến 3m.

Lá đơn mọc đối, hình elip thuôn dài, nhọn đầu, dài từ 5-10cm, rộng từ 3-5 cm, phiến lá nhẵn bóng, ba gân rõ dọc theo lá, mặt dưới lá có nhiều lông tơ màu trắng vàng, cuống lá ngắn.

Hoa gồm 5 cánh, màu tím đậm, mọc thành chùm ở nách lá và đầu cành, nhị hoa dài, màu trắng. Cuống hoa dài khoảng 1 cm. Cây nở hoa quanh năm.

Quả mọng, nhiều nước, khi chín có màu tím đen, được bao phủ bởi đài hoa to cứng, có nhiều lông. Mỗi quả có. 40-60 hạt, chia thành 6-9 buồng giả

Các lưu ý khi trồng cây Sim Thái

Cây sim thái ưa nắng, nên trồng ở nơi có ánh nắng đầy đủ. Màu hoa tím ma mị và nở quanh năm, cây phù hợp trồng bụi, hàng rào dọc lối đi trang trí sân vườn, tô điểm cho không gian thêm mộng mơ.

Cây có khả năng chịu khí hậu khắc nghiệt, ít bị sâu bệnh và dễ chăm sóc.

Cây không kén đất, nhưng tốt nhất là trồng ở đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, bón phân 1 tháng 1 lần.

Khả năng chịu hạn của cây tốt, tuy nhiên để cây phát triển tốt thì nên tưới nước thường xuyên 1-2 lần mỗi ngày.

Nhân giống cây Sim Thái bằng cách gieo hạt.

 

Cây Huỳnh Anh tím

Cây Huỳnh Anh tím có tên khoa học là Allamanda blanchetii, thuộc họ Trúc Đào. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Brazil.

Đặc điểm của Cây Huỳnh Anh tím

Thân bụi, phát triển cành nhánh dài, vươn cao khoảng 2m, không có nhánh mọc ngang hay rủ xuống, thân có nhựa.

Lá hình bầu dục, nhọn đầu, dài khoảng 10-15 cm, có lông mịn, mọc vòng từ 3 – 4 lá.

Hoa có hình loa kèn, xòe 5 cánh tròn, một phần cánh xếp chồng lên nhau, màu tím, nhị và nhụy nằm sâu trong ống tràng, hoa mọc cụm. Cây ra hoa quanh năm.

Quả nang, có gai, ít hạt.

Các lưu ý khi trồng cây Huỳnh Anh tím

Cây Huỳnh Anh tím ưa sáng, cho hoa liên tục khi trồng ở nơi có nhiều nắng và khí hậu nóng ẩm. Cành nhánh vươn cao và mềm mại, thích hợp trồng tựa hàng rào hoặc trồng trên ban công.

Nhu cầu nước cao, cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Cây có sức sống tốt, không kén đất, nhưng để cây phát triển tốt nên trồng trên đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

Để cây cho hoa nhiều và thường xuyên, cây cần được cắt tỉa thường xuyên để đâm chồi và ra hoa.

Tương tự như các loại cây Huỳnh Anh khác, các bộ phận của cây có độc gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy khi ăn phải, gây viêm da khi tiếp xúc.

Cây Bằng Lăng Tím

Cây Bằng Lăng Tím có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, thuộc họ Bằng Lăng (họ Tử Vi). Đây là một loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á.

Đặc điểm của Cây Bằng Lăng Tím

Thân gỗ, thẳng, phân cành nhánh cao. Chiều cao cây có thể đạt 15m.

Lá hình bầu dục, phiến lá to, dài từ 8-15cm. Cây thường rụng lá vào mùa thu.

Hoa có 6 cánh mỏng, màu tím hay tím hồng, kết thành chùm ở đầu cành. Cây cho hoa vào đầu mùa hè.

Quả hình cầu, đường kính khoảng 2 cm, quả non màu xanh tím và chuyển màu nâu khi già.

Các lưu ý khi trồng cây Bằng Lăng Tím

Cây Bằng Lăng ưa sáng, thích hợp trồng ở nơi đầy đủ ánh nắng mặt trời. Sắc tím của hoa khiến không gian trở nên lãng mạn mỗi khi vào mùa hoa Bằng lăng nở. Cây sân vườn hoa tím này có dáng thẳng, dễ trồng và dễ chăm sóc. Thường được sử dụng làm cây công trình trồng đường phố, cảnh quan đô thi, công viên.

Đất trồng nên là đất mùn giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt, bón phân định kỳ.

Nhân giống cây bằng lăng bằng cách gieo hạt.

Cây bằng lăng có chất gỗ dẻo, màu vàng nâu, thích hợp dùng để đóng thuyền, đồ gỗ nội thất.

Vỏ, lá, hoa và quả của cây Bằng Lăng có thể bào chế thuốc uống chữa các bệnh như tiêu chảy, tiểu đường, giúp giảm cân, lợi tiểu…

Ngoài các cây trên, còn một số cây có hoa tím như trong bài “Top 8 cây sân vườn có hoa nhiều màu”.

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn. Thiết kế sân vườn đẹp, tiểu cảnh, với những loại cây sân vườn tím phù hợp với sở thích và không gian sống.

Top 16 cây cảnh lá màu phủ nền sân vườn

Posted on: March 12th, 2024 by Công ty Hữu Thiên No Comments

Thiết kế sân vườn là sự phối hợp màu sắc của các yếu tố thiên nhiên. Trong đó, không thể thiếu là các sắc màu đến từ lá. Cây lá cảnh rất đa dạng. Ngoài màu xanh cơ bản thì cây còn có nhiều màu sinh động khác như tím, cam, vàng, hồng, đỏ… Những cây bụi thân gỗ hay thân thảo đóng vai trò quan trọng để phủ nền sân vườn. Được sử dụng có chủ đích để tạo ra những bức tranh với màu sắc tự nhiên. Mang đến thẩm mỹ cao cho không gian sống. Hữu Thiên xin chia sẻ về Top 16 cây cảnh lá màu phổ biến. Loại được sử dụng để phủ nền, trồng viền trong trang trí sân vườn như bài viết sau đây.

Top 16 cây cảnh lá màu phủ nền sân vườn

Cây Cô Tòng

Cây Lá Gấm

Cây Lá Gấm Ngũ Sắc

Cây Ánh Dương

Cây Cẩm Thạch

Cây Mắt Nai

Cây Dền cảnh

Cây Trầu Bà Vàng

Cây Tróc Bạc

Cây Lan Chi

Cây Cao Cẳng Sọc

Cây Thài Lài

Cây Sò Huyết

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Cây Dứa vàng

Cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch

Cây Cô Tòng lá đốm

Cây Cô Tòng lá đốm (hay cây Vàng Bạc, cây Vàng Anh lá đốm) có tên khoa học là Codiaeum Variegatum. ’Gold dust’, thuộc họ Đại Kích (Thầu Dầu). Đây là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Malaysia, Indonesia, Úc và các đảo phía tây Thái Bình Dương.

Đặc điểm của Cây Cô Tòng lá đốm

Thân gỗ nhỏ, phân nhiều cành nhánh từ gốc, mủ đục. Thân non màu xanh và chuyển thành màu nâu khi già. Đường kính thân từ 8-10mm, cao có thể đến 2m.

Lá hình bầu dục, nhọn đầu, dài từ 10-12cm, rộng từ 4-5cm, màu xanh và vàng loang lổ. Lá non có màu vàng nhiều hơn, lá già có màu xanh nhiều và đốm vàng. Các lá xếp so le và xoắn ốc trên thân.

Hoa nhỏ, hình đuôi sóc, màu trắng sữa, mọc thành chùm, nhị vàng.

Quả dạng nang, hạt có vân.

Các lưu ý khi trồng cây Cô Tòng lá đốm

Cây Cô Tòng ưa sáng và chịu bóng bán phần, thích hợp trồng ở nơi nhiều nắng. Sắc vàng nổi trên nền xanh của lá mang đến vẻ đẹp độc đáo. Thích hợp trồng trong các bồn hoa, chậu, phủ nền sân vườn. Trang trí quán cà phê, công viên, lề đường.

Cây ưa ẩm, nên tưới nước thường xuyên từ 1-2 lần mỗi ngày tùy vào điều kiện thời tiết. Tránh tưới vào buổi trưa.

Loại cây lá màu này không chịu được ngập úng, cần thoát nước tốt.

Cây không kén đất, nhưng để cây phát triển xanh tốt thì nên trồng ở đất thịt nhiều mùn. Đất nhiều dinh dưỡng và tơi xốp.

Nhân giống cây bằng cách gieo hạt hay giâm cành.

Bên cạnh cây cô tòng lá đốm, còn có nhiều giống cây cô tòng khác. Các loại được ưa chuộng trong trang trí sân vườn như Cô Tòng lá mít, Cô Tòng đuôi lươn, cây cô tòng lá nhún.

Cô Tòng Lá Mít

Lá bóng, gân rõ, mép lá nhẵn, hình bầu dục tương tự như lá mít, nhưng có sự phối trộn đẹp mắt giữa các màu sắc như vàng, cam, đỏ, xanh, hồng, tím.

Cô Tòng Đuôi Lươn

Lá dài, đầu nhọn, hình dáng giống đuôi lươn, màu loang lổ với các sắc vàng, cam, xanh lá, hồng, nhưng chủ yếu là màu vàng và màu xanh.

Cô Tòng lá nhún (Cây Ruột Gà)

Lá dài từ 5-10cm, uốn éo và xoăn giống ruột gà, bề mặt nhẵn, cứng, màu sắc phối trộn giữa các đỏ, vàng xanh, đỏ, tạo nên một không gian sinh động và linh hoạt.

Cây Lá Gấm

Cây Lá Gấm (hay cây tía tô cảnh) có tên khoa học là Coleus Blumei Benth, thuộc họ Hoa môi. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Indonesia.

Đặc điểm của Cây Lá Gấm

Thân thảo, mềm, phân nhiều cành nhánh, mọc theo khóm, cao tối đa khoảng 50cm.

Lá to, nhọn đầu, bề mặt thô ráp, mép răng cưa, cuống dài, mọc đối.

Cây được lai tạo ra nhiều màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ, xanh, tím, hồng. Từ màu sắc mà phân thành lá gấm đỏ, lá gấm xanh, lá gấm vàng, lá gấm tím, lá gấm hồng.

Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở ngọn cành.

Các lưu ý khi trồng cây Lá Gấm

Cây ưa nắng sáng và chịu bóng râm bán phần, nhiệt độ mát mẻ. Với màu sắc phong phú từ lá, cây thường được lựa chọn trồng thành thảm, phủ nền, tạo đường viền cho sân vườn.

Cây có nhu cầu nước cao, cần tưới nước thường xuyên từ 1-2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, cần chú ý thoát nước tốt.

Đất trồng cây lá gấm nên là đất thịt trộn than bùn, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, bón phân định kỳ.

Nên trồng cách cây cách nhau từ 15-20cm, để cây có đủ không gian để hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển tốt.

Cây có thể nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.

Tốc độ phát triển rất nhanh, dễ sống, dễ chăm sóc, nhưng nên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để phòng chống sâu bệnh.

Cây lá gấm có thể bị các bệnh như rệp sáp và nấm, cần phun thuốc xử lý ngay khi phát hiện, tránh lây lan.

Cây nên được cắt tỉa định kỳ để thúc đẩy mọc nhiều cành lá, hạn chế cây ra hoa và phát triển hạt, cây sẽ tập trung chất dinh dưỡng nuôi hạt và trở nên yếu dần.

Cây Lá Gấm Ngũ Sắc

Cây Lá Gấm Ngũ Sắc (hay cây Lá Gấm đổi màu), thuộc họ Hoa Môi.

Đặc điểm của Cây Lá Gấm Ngũ Sắc

Thân thảo, mềm, mọng nước, phân nhiều cành nhánh từ gốc, cao khoảng 50-60cm.

Lá nhọn đầu, bầu dần về cuống, mép răng cưa sâu, cuống dài, mọc đối. Màu lá không quá rực rỡ như lá gấm thông thường, nhưng lá có sự biến chuyển màu một cách độc đáo. Lá chuyển từ màu xanh qua vàng, rồi đỏ với sự phối trộn lạ mắt.

Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở ngọn cành, màu tím nhạt. Cây cho hoa 1 lần trong năm.

Các lưu ý khi trồng cây Lá gấm ngũ sắc

Cây ưa nắng sáng và chịu bóng râm bán phần, nhiệt độ mát mẻ. Với sự biến chuyển màu sắc, cây mang đến sự mới lạ và được yêu thích trồng viền, phủ nền sân vườn tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng.

Cây có nhu cầu nước cao, cần tưới nước thường xuyên từ 1-2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, cần chú ý thoát nước tốt.

Đất trồng cây nên là đất thịt trộn than bùn, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, bón phân định kỳ.

Nên trồng cách cây cách nhau từ 15-20cm, để cây có đủ không gian để hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển tốt.

Cây có thể nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.

Tốc độ phát triển rất nhanh, dễ sống, dễ chăm sóc, nhưng nên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để phòng chống sâu bệnh.

Cây Ánh Dương

Cây Ánh Dương (hay cây Hồng Phát Tài, cây Hồng Phúc Vũ) có tên khoa học là cordyline fruticosa, thuộc họ Măng tây. Đây là một loại cây được cho có nguồn gốc từ Bangladesh, Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Đài Loan, New Guinea và Bắc Úc.

Đặc điểm của Cây Ánh Dương

Thân cột, nhỏ, đường kính 1-2 cm, cao khoảng 20-50 cm, phân nhiều nhánh, rễ chùm.

Lá dài, thuôn nhọn như lưỡi kiếm, mọc thành bẹ ôm quanh thân, lá màu xanh và mép viền đỏ tía. Khi non, lá có viền đỏ nhiều và chuyển dần sang màu xanh khi già. Lá già sẽ rụng và để lại sẹo tạo thành các đốt cây.

Các lưu ý khi trồng cây Ánh Dương

Cây Ánh dương ưa sáng, có thể chịu được bóng râm bán phần. Màu sắc lá bóng và rực rỡ hơn khi được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Khả năng sinh trưởng mạnh, dễ sống và chăm sóc, ít sâu bệnh, do vậy cây Ánh Dương là loại cây phù hợp cho các công trình công cộng

Nhu cầu nước của cây cao, do vậy phải giữ ẩm cho cây, tưới nước 1-2 lần mỗi ngày nhưng tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Đất trồng cây nên là đất nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp

Cây Ánh dương nên được thường xuyên cắt tỉa, bỏ lá già để cây luôn thông thoáng, tránh nấm bệnh và gây mất thẩm mỹ.

Cây Cẩm Thạch

Cây Cẩm Thạch có tên khoa học là Alternanthera tenella, thuộc họ Dền. Đây là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Brazil.

Đặc điểm của Cây Cẩm Thạch

Thân thảo, phân cành nhánh nhiều, mọc thành bụi nhỏ, sống lâu năm, cao từ 15-50cm.

Lá hình trứng, đầu lá tròn bầu, mặt lá sần, màu xanh viền trắng loang lổ.

Hoa hình chuông, cánh mỏng, màu tím nhạt, mọc thành chùm.

Quả hình bế, một hạt.

Các lưu ý khi trồng cây Cẩm Thạch

Cây Cẩm Thạch ưa sáng, thích hợp trồng ở nơi có nhiều nắng. Với hai màu xanh trắng kết hợp đẹp mắt, cây hay được sử dụng để trồng trong các bồn hoa, phủ nền sân vườn, viền cảnh quan.

Cây không cần nhiều nước, cây non tưới 1 lần mỗi ngày, khi cây lớn thì có thể tưới 2-3 lần mỗi tuần.

Khả năng chịu ngập úng kém, cần thoát nước tốt.

Cây không kén đất, nhưng để cây phát triển xanh tốt thì nên trồng ở đất thịt nhiều mùn, trộn thêm phân chuồng, phân hữu cơ, xơ dừa, mùn cưa.

Nhân giống cây nhanh nhất bằng cách giâm cành, cắt đoạn cành to mập khoảng 15cm, có 2-3 cặp lá, nhúng cành vào dung dịch kích rễ, cắm cành vào đất và tưới nước.

Khả năng phát triển nhanh, lá tươi tốt quanh năm, cây chịu được thời tiết nóng hay lạnh.

Cây dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, nhưng cần chú ý loại bỏ các loại côn trùng ăn lá như sâu hoặc sên.

Cây Mắt Nai

Cây Mắt Nai (hay Mắt Nhung) có tên khoa học là Alternanthera Dentata, thuộc họ Dền. Đây là một loại cây bụi có nguồn gốc từ Tây Ấn và Brazil.

Đặc điểm của Cây Mắt Nai

Thân mảnh, mềm, có lông mềm, màu tím giống như màu lá.

Lá hình trái xoan, nhọn đầu, dài từ 3-6cm, rộng 2-3cm, mép lá nguyên có lông tơ, lá mọc đối, lá màu tím sẫm khi trồng trong mát và chuyển sang tím hồng khi trồng ngoài nắng.

Hoa nhỏ, hình cầu, màu trắng giống như cục bông. Cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5.

Quả bế, màu nâu, có 1 hột.

Các lưu ý khi trồng cây Mắt Nai

Cây Mắt Nai ưa sáng, có thể chịu bóng bán phần nhưng vẫn đẹp hơn và ra hoa khi trồng ngoài nắng. Cây thích hợp trồng thảm và viền nền cho các công trình công cộng, công viên hay trong sân vườn nhà.

Khả năng chịu hạn tốt, sống được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên vẫn nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.

Cây có thể sống ở bất kỳ loại đất nào như đất thịt hay đất bạc màu, nhưng phải thông thoáng, thoát nước tốt, tốt nhất nên trồng ở đất tơi xốp, bón phân mùn, phân hữu cơ cho đất.

Nhân giống cây Mắt Nai có thể bằng cách gieo hạt hay giâm cành, nhưng giâm cành là dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cây có sức sống mạnh mẽ, ít sâu bệnh.

Cây Dền đỏ cảnh

Cây dền đỏ cảnh (hay cây kỉ đỏ, cây diệu đỏ) có tên khoa học là Alternanthera bettzickiana, thuộc họ Rau dền. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Mehico và Caribe.

Đặc điểm của cây Diệu Đỏ

Thân thảo, màu đỏ tía giống lá, có lông mịn, phân nhiều cành nhánh từ gốc và thân, cao từ 20-40cm.

Lá hình bầu dục thuôn dài, nhọn đầu, màu đỏ tía, mọc đối.

Hoa nhỏ, hình cầu, màu trắng sữa, không cuống, mọc ở đầu cành. Cây thường ra hoa vào cuối năm.

Các lưu ý khi trồng cây Diệu Đỏ

Cây dền đỏ cảnh ưa sáng và chịu bóng bán phần, nhưng khi trồng ở nơi bóng râm, màu đỏ của lá sẽ giảm rực rỡ và chuyển sang đốm đỏ xanh. Cây thường được sử dụng nhiều ở các công trình công cộng, làm nền, trồng viền hay tạo hình, tạo chữ.

Nhu cầu nước của cây cao, cần tưới nước thường xuyên.

Đất trồng cây nên là đất ẩm ướt, nhiều chất dinh dưỡng và thoáng khí, tránh ngập úng.

Khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh, cần cắt tỉa thường xuyên để cây mọc bụi gọn đẹp, khống chế chiều cao cần thiết.

Cây dễ chăm sóc, sống được thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên cần phòng ngừa bị sâu ăn lá, nên theo dõi, phun thuốc diệt sâu bệnh định kỳ.

Nhân giống cây Diệu Đỏ chủ yếu bằng cách giâm cành từ các nhánh cây mẹ khỏe mạnh.

Cây Trầu Bà Vàng lá dài

Cây Trầu Bà Vàng (hay cây Trầu Bà Vàng lá dài) có tên khoa học là Philodendron erubescens ‘gold’, thuộc họ Ráy.

Đặc điểm của cây Trầu Bà Vàng lá dài

Thân thảo leo, màu vàng nhạt, mọc thẳng đứng, mỗi nhánh có một lá, mọc thành khóm. có rễ khí sinh ở quanh đốt thân. Cây có thể lan rộng 25 – 35 cm.

Lá đơn, thuôn dài khoảng 13cm, nhọn đầu, hình tim ở cuống, màu xanh vàng sáng, cuống màu hồng nhạt, lá non có màu vàng chói hơn.

Hoa mọc theo cụm dạng mo, cuống ngắn, cây ít ra hoa.

Các lưu ý khi trồng cây Trầu Bà Vàng lá dài

Cây trầu bà vàng ưa sáng nhẹ và bóng bán phần cũng như râm mát toàn phần, tránh trồng ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì câu sẽ bị cháy lá.

Khác với các loại trầu bà khác với đặc tính bò trườn, trầu bà vàng có thân và nhánh vươn thẳng, độ phủ tốt, kèm theo màu lá vàng nổi bật, cây thích hợp trồng thành khóm, trồng nền nơi râm mát dưới bóng cây lớn, dưới cầu vượt, trồng leo gốc cây, hoặc trồng chậu leo cột trang trí nội thất, trồng phối với các loại cây lá khác cho tường cây.

Cây Trầu bà vàng chịu nhiệt độ cao, không chịu được lạnh, nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 18 – 25 độ C.

Đất trồng cây nên là đất màu mỡ, giữ ẩm tốt.

Cây ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên cho cây.

Cây Tróc Bạc

Cây Tróc Bạc (hay cây Trầu Bà Trắng, cây muống Nhật) có tên khoa học là Syngonium podophyllum, thuộc họ Ráy. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.

Đặc điểm của cây Tróc Bạc

Thân thảo, bò và leo, mọng nước, có nhựa trắng, màu xanh lục khi non bà chuyển sang màu nâu khi già. Rễ chùm và có nhiều rễ khí sinh.

Lá đơn, đuôi lá hình tim, đầu nhọn, dài từ 10-30cm, màu xanh lục và nhiều gân màu trắng đan xen, cuống dài ôm thân. Kích thước lá và mức độ của các mảng màu kem hoặc trắng là tùy thuộc vào vị trí trồng, điều kiện ánh sáng. Lá có xu hướng to, màu sắc nhạt hơn khi trồng ở nơi có nhiều nắng. Trong điều kiện râm mát, lá sẽ nhỏ, màu sắc của lá sậm hơn.

Các lưu ý khi trồng cây Tróc Bạc

Cây tróc bạc ưa bóng bán phần, không chịu được ánh nắng gay gắt, nên trồng ở nơi râm mát. Cây phù hợp trồng khóm, tạo thảm hay viền nơi có bóng râm. Cây có thể trồng cảnh trang trí nội thất, trồng trong chậu thủy sinh, tuy nhiên tránh để cây thiếu nắng thời gian dài, cây sẽ ốm yếu với cuống và bẹ lá mọc dài, lá trở nên nhỏ.

Nhiệt độ phù hợp với sự sinh trưởng của tróc bạc là khoảng 18-30°C. Cây không chịu lạnh.

Cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, nên tưới nước thường xuyên cho cây.

Nhân giống cây Tróc Bạc bằng cách giâm cành.

Cây Lan Chi

Cây hay cỏ Lan Chi hay còn gọi là Thảo Lan Chi. Tên khoa học là Chlorophytum bichetii. Cỏ có nguồn gốc từ Châu Phi.

Đặc điểm của cỏ Lan Chi

Thân thảo, mọc thành bụi, cao khoảng 40 – 50cm.

1 thân rễ ngắn, phát triển thành củ, màu trắng ngà.

Lá hình kiếm, thon dài, nhọn, màu xanh bóng với mép viền trắng, chiều dài khoảng 15 – 40 cm, rộng khoảng 2,5cm, không có cuống.

Các lưu ý khi trồng cỏ Lan Chi

Cây chịu bóng bán phần, thích hợp trồng ở những nơi có bóng râm như dưới các tán cây lớn. Lá màu xanh kết hợp với trắng rất sang trọng, cây Lan Chi được ưa chuộng trồng cảnh trong các chậu treo, trồng thảm và làm đường viền sân vườn.

Cây dễ bị cháy dưới ánh nắng gay gắt, cần tránh trồng ở khu vực tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.

Cỏ Lan Chi ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên để cây có đủ độ ẩm để phát triển.

Cây không chịu được dẫm đạp do lá mềm, dễ dập nát.

Lan Chi không cần cắt tỉa, chỉ phải nhặt bỏ các lá vàng, lá úa để đảm bảo thẩm mỹ.

Cây Cao Cẳng Sọc

Cây Cao Cẳng Sọc (hay cây Cao Cẳng vằn, cây Lan Chi lá dài) có tên khoa học là Ophiopogon jaburan ‘Vittatus’, thuộc họ Măng tây. Đây là một loại cây có nguồn gốc Châu Á.

Đặc điểm của Cây Cao Cẳng Sọc

Thân thảo, cao từ 30-40cm, mọc lan rộng.

Rễ chùm, bò ngang.

Lá hẹp, rộng 3-4mm, dài có thể đến 60cm, sọc màu kem hoặc trắng, lá mọc đều quanh gốc.

Hoa nhỏ khoảng 1.2 cm, màu trắng, kết thành chùm dài từ 6-8 cm, cành chứ hoa mọc thẳng với chiều cao khoảng 15 cm. Cây thường ra hoa vào cuối mùa hè.

Quả mọng nhỏ, thuôn dài, màu tím xanh, chứa 1 hạt tròn.

Các lưu ý khi trồng cây Cao Cẳng Sọc

Cây cao cẳng sọc ưa sáng, chịu bóng râm bán phần, thích hợp trồng ở nơi có ánh nắng mặt trời nhưng không quá gay gắt. Cây thường được trồng phủ nền, viền xung quanh lối đi tại các công viên, sân vườn và trong các bồn hoa ven đường.

Cây không kén đất, nhưng để cây phát triển tốt, dày lá thì nên trồng ở nơi đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, bón phân định kỳ.

Tưới nước khoảng 2 ngày 1 lần để giữ độ ẩm cần thiết cho cây, chú ý thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng.

Nhân giống cây bằng cách gieo hạt và tách bụi, trong đó tách cây con là hiệu quả nhất.

Cây không cần phải cắt tỉa, tuy nhiên nên thường xuyên nhặt bỏ lá hư, lá vàng để đảm bảo thẩm mỹ.

Trong y học, thân rễ của cây cao cẳng có thể dùng để chữa các bệnh như giảm đau lưng, đau nhức khớp, chống viêm.

Cây Thài Lài

Cây Thài Lài (hay cây Thài lài cảnh) có tên khoa học là Tradescantia zebrina., thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Mexico.

Đặc điểm của Cây Thài Lài

Thân thảo, mọng nước, cao từ 15-30 cm.

Lá hình bầu dục, cứng, dài 3-8 cm, rộng 1.5- 4 cm, đầu nhọn, mép nguyên, có bẹ ngắn khoảng 10mm, mọc so le, mặt trên lá màu xanh lục, xanh sọc trắng, hoặc màu tím, tím sọc trắng, mặt dưới màu tím, tím hồng.

Hoa nhỏ, xòe 3 cánh dính nhau, màu xanh tía hay hồng. Cây thường ra hoa vào buổi sáng sớm.

Quả nang nhỏ, nhiều hạt.

Các lưu ý khi trồng cây Thài Lài

Cây Thài Lài ưa sáng, phát triển tốt và màu sắc đẹp hơn ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, và cũng có thể sống tốt ở những khu vực có bóng râm. Cây có xu hướng bò lan ngang, rất thích hợp trồng làm thảm, phủ nền sân vườn.

Cây ưa ẩm nhưng vẫn có khả năng chịu hạn. Tuy vậy, nên tưới nước thường xuyên mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới quá nhiều gây ngập úng.

Đất trồng nên là đất thịt trộn xơ dừa, phân hữu cơ, tơi xốp.

Cây lá màu này dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, nhưng cũng cần chú ý để tránh sâu ăn lá.

Cây không phải cắt tỉa thường xuyên, chỉ cần tỉa bớt nhánh cho thông thoáng hơn khi bụi cây phát triển quá dày.

Nhân giống cây thài lài tía có thể bằng cách gieo hạt hay tách nhánh.

Ngoài sử dụng trong trang trí sân vườn, cây thài lài còn có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh các bệnh như táo bón, kiết lỵ, tiểu buốt, mụn nhọt, bỏng da.

Cây Sò Huyết

Cây Sò Huyết (hay cây Lẻ Bạn, cây Ngọc Trai) có tên khoa học là Tradescantia spathacea, thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Đặc điểm của Cây Sò Huyết

Thân thảo ngắn, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh, cây cao khoảng 40cm, đường kính 2.5-5cm.

Lá dài từ 18-28cm, rộng từ 3-5cm, đầu nhọn, không cuống, có bẹ. Mặt lá trên màu lục, mặt dưới màu tím sẫm hoặc đỏ tía.

Hoa nhỏ, màu trắng vàng, mọc thành cụm ở nách lá. 2 mo bên ngoài úp vào nhau trông như vỏ sò. Cây ra hoa vào mùa hè.

Quả nang, dài khoảng 4mm, chứa 1 hạt cứng có góc.

Các lưu ý khi trồng cây Sò Huyết

Cây Lẻ Bạn ưa sáng, có thể chịu bóng bán phần. Tuy nhiên, màu lá sẽ rực rỡ hơn khi trồng ở khu vực có nắng. Cây thường được trồng dưới các bồn cây, tạo thảm, đường viền trong sân vườn và dọc lối đi công cộng.

Khả năng chịu hạn cao, nhu cầu nước tương đối thấp. Nhưng cần tưới nước khoảng 1 lần mỗi tuần để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới nước quá nhiều dẫn đến ngập úng, thối rễ.

Đất trồng cây nên là đất trộn tro trấu, mùn cưa, xơ dừa, có độ ẩm và tơi xốp.

Cây có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành hay tách bụi. Trong đó, tách bụi là phương pháp nhanh nhất do cây thường xuyên nhân bụi.

Ngoài trang trí sân vườn, cây Sò Huyết còn có tác dụng chữa bệnh như hỗ trợ điều trị viêm khí quản, chữa đờm, ho, cảm sốt.

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng có tên khoa học là Tradescantia spathacea tricolor., thuộc họ Thài Lài. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Đặc điểm của Cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Thân thảo, ngắn, sinh nhánh từ gốc, cây cao từ 20-70cm.

Lá mọng nước, hình giáo thuôn dài, dài khoảng 15 cm, rộng khoảng 1.5 cm, không cuống. Lá mọc từ thân sát đất. Mặt trên lá có vân xanh, sọc trắng kem và hồng, mặt dưới chỉ có màu tím đỏ tía. Nhiều màu sắc như vậy nên trông như cầu vồng.

Hoa có 3 cánh màu trắng vàng, mọc thành cụm ở nách lá. Hoa được bao bọc bởi 2 lá bắc màu tím, úp vào nhau giống như vỏ sò.

Quả nang thuôn dài.

Các lưu ý khi trồng cây Bảy Sắc Cầu Vồng

Cây Bảy Sắc Cầu Vồng ưa sáng, và có thể chịu bóng bán phần. Tuy nhiên, nếu trồng trong mát màu lá sẽ không đẹp bằng ngoài nắng. Cây lá màu này thường được trồng cảnh trong chậu nội thất, chậu treo, bồn cây. Tạo thảm, đường viền trang trí công viên, trường học, sân vườn.

Nhu cầu nước ít, chịu hạn tốt, chịu úng kém. Nên tưới nước 1-2 lần mỗi tuần để giữ ẩm cho cây, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng, thối lá, thối rễ.

Đất trồng cây nên là đất giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí và tơi xốp.

Cây có sức sống mạnh mẽ, phát triển nhanh, đẻ nhiều cây con, do vậy nhân giống khá dễ dàng bằng cách tách bụi.

Cây Dứa Vàng

Cây Dứa Vàng (hay Dứa Vạn Phát, Dứa Sọc Vàng) có tên khoa học là Pandanus baptistii variegata, thuộc họ Dứa. Đây là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á.

Đặc điểm của Cây Dứa Vàng

Thân thảo, ngắn, lá che phủ xung quanh, cao từ 40-50cm.

Rễ chùm, dày và bám chắc vào đất.

Lá mỏng dẹp, thẳng, dài từ 20-30cm, rộng từ 1-1,5cm, đầu nhọn. Màu vàng tươi, viền mép lá màu xanh lục, không gai, bẹ lá ôm sát vào gốc cây.

Các lưu ý khi trồng cây Dứa Vàng

Cây Dứa Vàng ưa sáng và chịu bóng râm bán phần. Có thể trồng ngoài trời nơi ánh nắng không quá gay gắt. Hoặc trong nhà nơi có cửa kính và cho cây tắm nắng sáng sớm 1 lần mỗi tuần. Loại cây lá màu này thường được trồng làm cảnh trong chậu. Trồng phủ nền dưới các tán cây lớn, hoặc làm đường viền tiểu cảnh.

Cây ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên cho toàn bộ lá, không chỉ tưới phần gốc.

Khả năng chịu ngập úng kém, nên đảm bảo thoát nước tốt.

Cây không kén đất. Tuy nhiên nên chọn đất thịt trộn xơ dừa và phân chuồng để đảm bảo chất dinh dưỡng và tơi xốp.

Phương pháp nhân giống dễ dàng nhất bằng cách tách bụi. Cây thường xuyên sản sinh bụi nhỏ. Chỉ cần chọn bụi con khỏe mạnh có 2 đến 3 nhánh nhỏ để trồng.

Trồng các cây dứa vàng nên cách nhau khoảng 30cm để mỗi cây có đủ không gian phát triển tốt.

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, nên thường xuyên loại bỏ các lá héo úa để đảm bảo thẩm mỹ cho bụi cây.

Cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch

Cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch (hay cây Ngũ Gia Bì Vàng, Chân Chim Vằn) có tên khoa học là Schefflera arboricola, thuộc họ Ngũ Gia Bì. Đây là một loại cây lá màu có nguồn gốc từ Đài Loan và tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Đặc điểm của Cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch

Lá kép, dạng chân vịt, gồm 8 lá chét hình bầu dục, đầu nhọn, kích thước khác nhau, dài từ 7 – 17 cm. Lá màu xanh và có mảng loang màu vàng không giống nhau ở mỗi lá, trông như cẩm thạch.

Hoa nhỏ, màu trắng, có từ 5-6 cánh, mọc theo chùm từ 10-12 hoa, ở nách lá hay đầu cành.

Quả hình cầu nhỏ, đường kính khoảng 3mm, quả chín mọng có màu nâu đen, chứa khoảng 6 hạt nhỏ.

Các lưu ý khi trồng cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch

Cây Ngũ Gia Bì ưa sáng, thích nghi với nhiều mức độ ánh sáng khác nhau. Đây là loại cây cảnh lá với màu như cẩm thạch, rất thu hút nên được ưa chuộng trồng làm cây trang trí nội thất, cây văn phòng, trồng tạo nền, làm đường viền lối đi trong sân vườn, khuôn viên công cộng.

Cây lá màu này thích ẩm nhưng không ướt. Nên tưới nước khoảng 1-2 ngày 1 lần, để đất ẩm và khô lại rồi tưới tiếp. Tránh ẩm ướt kéo dài và ngập úng.

Đất trồng nên là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt.

Những cành lá vàng, héo nên được cắt bỏ để tránh nấm mốc gây bệnh cho cây.

Nhân giống cây bằng cách giâm cành.

Lá của cây Ngũ Gia Bì tiết ra mùi hương đặc biệt có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Do vậy, ngoài làm cảnh, cây còn thường được bố trí ở khu vực ẩm thấp như cạnh hồ nước, nhà bếp để giúp đuổi muỗi.

Vui lòng liên hệ với công ty Hữu Thiên theo số điện thoại / zalo 0983.73.83.27 để được tư vấn. Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh, sử dụng các loại cây lá màu phù hợp với từng môi trường và điều kiện sân vườn.

Footer Example
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon